Kế hoạch 5402/KH-UBND năm 2022 về hành động thực hiện Nghị quyết tăng cường công tác lãnh đạo bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 5402/KH-UBND
Ngày ban hành 22/07/2022
Ngày có hiệu lực 22/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5402/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/CP ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (viết tắt là Nghị quyết số 17-NQ/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 17-NQ/TU với mục đích tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện địa phương tỉnh Lâm Đồng.

b) Xác định rõ nội dung cho các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đã xác định tại Nghị quyết số 17-NQ/TU.

2. Yêu cầu

a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc xác định các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể gắn với vai trò, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình trong việc thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU;

b) Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, quyết liệt, sát với yêu cầu thực tế và phát huy hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra; đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát; định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về bảo vệ môi trường

a) Các cấp, các ngành tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến rộng rãi Nghị quyết, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết đến các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh để giúp chủ cơ sở nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường; xây dựng li sng thân thiện với môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiêu dùng bền vững, khuyến khích người dân sử dụng vật liệu tái chế và có khả năng tái chế, các sản phẩm sinh thái.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình phối hợp liên tịch về bảo vệ môi trường giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã ký kết, nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tham mưu xây dựng, ban hành quy định về Giải thưởng môi trường cấp tỉnh để khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường xây dựng, triển khai chương trình tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hình thức tuyên truyền.

c) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh: xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, bài viết... để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về bảo vệ môi trường.

d) Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú báo chí tại tỉnh Lâm Đồng và hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường

a) Các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan:

- Rà soát, gắn kết mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển của các ngành và địa phương; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật về quy trình xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường; đồng thời có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xử lý, khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn.

- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc gắn xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, quản lý quy hoạch; phê duyệt các dự án đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các ngành và địa phương.

- Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật bảo vệ môi trường các cấp, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường cấp huyện và cấp xã.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Giấy phép môi trường; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung hồ sơ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận, cấp phép, xem đây là công cụ quan trọng trong việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường hoạt động quan trắc, dự báo diễn biến môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đặc biệt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

[...]