Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2022 thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Số hiệu | 53/KH-UBND |
Ngày ban hành | 06/04/2022 |
Ngày có hiệu lực | 06/04/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Người ký | Lại Văn Hoàn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 06 tháng 4 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CẮM MỐC HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
Thực hiện Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 23/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái bình về việc phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành kế hoạch triển khai thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2022, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ
1. Mục đích:
- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước; bảo đảm an ninh nguồn nước trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trường;
- Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên sống ven nguồn nước;
- Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước; bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh trước diễn biến của biến đổi khí hậu và sự suy giảm nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện đồng bộ, công khai, dân chủ, đảm bảo an toàn về bảo vệ nguồn nước, đồng thời đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân có liên quan.
- Việc cắm mốc, xác định ranh giới hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư trong tổ chức triển khai thực hiện; đảm bảo các quy định về hành lang bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi.
- Các quy hoạch chuyên ngành phải đảm bảo việc duy trì, phát triển các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt.
- Xây dựng, ban hành kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Xây dựng phương án, dự toán kinh phí cắm mốc trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức cắm mốc trên thực địa và bàn giao mốc giới để quản lý, bảo vệ
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ đối với toàn bộ nguồn nước chảy qua các khu dân cư tập trung đã được phê duyệt tại Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Thái Bình về việc Danh mục nguồn nước thuộc danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; cụ thể như sau:
- Đoạn SH2-3 bờ trái sông Hồng thuộc địa phận xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: chiều dài 2,5 km; tọa độ điểm đầu (X: 2261005, Y:574782) tọa độ điểm cuối (X: 2258879, Y:574331).
- Đoạn SH2-6 bờ trái sông Hồng thuộc địa phận xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: chiều dài 0,8 km; tọa độ điểm đầu (X: 2257487, Y:577731) tọa độ điểm cuối (X: 2257594, Y:578536).
III. THỜI GIAN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Tổng kinh phí thực hiện: theo giá trị được phê duyệt khi xây dựng phương án, dự toán kinh phí cắm mốc.
- Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí sự nghiệp tài nguyên năm 2022 đã bố trí cho nhiệm vụ trên tại Tiết 4 Mục II phần A phụ lục số 4 ban hành kèm theo Quyết định số 3204/QĐ-UBND ngày 17/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh với số tiền 700.000.000 đồng (Bảy trăm triệu đồng)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN