Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 634/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 53/KH-UBND
Ngày ban hành 10/07/2015
Ngày có hiệu lực 10/07/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Quốc Trị
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 10 tháng 7 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 634/QĐ-TTG NGÀY 29/4/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh với các nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh góp phần giúp người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhất là trong đầu tư phát triển hạ tầng thương mại tại khu vực nông thôn, miền núi, xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng nhằm tạo lập và phát triển thị trường trong nước bền vững; phát huy vai trò của Nhà nước và các tổ chức có liên quan trong quản lý thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ nền sản xuất, môi trường kinh doanh hàng Việt Nam phát triển lành mạnh.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ, đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời tăng cường phối hợp trong việc triển khai thực hiện của các cấp, ngành để nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án.

2. Yêu cầu

Các cấp, ngành phải xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện. Các nội dung, nhiệm vụ có thể lồng ghép với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, hợp lý.

…điểm bán hàng Việt Nam bền vững, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam...

- Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu các tuyến, khu, điểm du lịch trong tỉnh gắn với quảng bá các sản phẩm, hàng hóa đặc trưng của tỉnh và các vùng, miền trong cả nước.

3. Công tác Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; nâng cao hiệu quả kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Xây dựng các chương trình nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tác động của công nghệ thông tin đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác việc kinh doanh trên môi trường mạng.

- Đẩy mạnh áp dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng hàng hóa; thực hiện việc đăng ký xác lập quyền và thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

4. Công tác Kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(Có biểu chi tiết các Chương trình, nhiệm vụ kèm theo).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ theo phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu đề xuất các nhiệm vụ, đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện.

Hàng năm, căn cứ chương trình, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này lập dự toán kinh phí, tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch này; sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các nội dung cho phù hợp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét, tổng hợp kế hoạch đầu tư, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại, trong đó tập trung phát triển cơ sở hạ tầng của các chợ nông thôn, các điểm bán hàng Việt Nam bền vững nhằm mở rộng kênh phân phối hàng hóa, đẩy mạnh lưu thông tiêu thụ hàng hóa Việt Nam.

[...]