Kế hoạch 52/KH-UBND triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia năm 2024 do tỉnh Đắk Nông ban hành

Số hiệu 52/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2024
Ngày có hiệu lực 25/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Hồ Văn Mười
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 25 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 05/01/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP QUỐC GIA NĂM 2024

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; Chương trình số 23-CTr/TU ngày 27/8/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 13/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh; nhằm mục tiêu tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới được thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp; đồng thời, góp phần thực hiện thắng lợi, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra[1].

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Cải thiện và nâng vị trí xếp hạng của tỉnh trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024; phấn đấu đưa Chỉ số PCI năm 2024 của tỉnh tăng ít nhất 01 bậc so với năm 2023.

- Cập nhật dữ liệu quy định kinh doanh trên Cổng tham vấn và Tra cứu quy định kinh doanh đạt 100%.

- Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính có đủ điều kiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt tối thiểu 80%.

- Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt tối thiểu 45%.

- Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 50%.

- Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 80%.

- Tỷ lệ cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đạt 100%.

- Tỷ lệ thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính tại UBND cấp xã và Phòng Tư pháp cấp huyện đạt 100%.

- Tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt tối thiểu 50%.

- Tỷ lệ công bố, công khai thủ tục hành chính đúng hạn đạt 100%.

- Tỷ lệ kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính được đồng bộ đầy đủ trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 100%.

- Tỷ lệ xử lý phản ánh, kiến nghị đúng hạn đạt 100%.

- Mức độ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp đạt tối thiểu 90%.

II. GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan Trung ương đóng chân trên địa bàn tỉnh tập trung bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ về nhũng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024[2] và chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai Chương trình số 23-CTr/TU ngày 27/8/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2021 - 2025[3] để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ và phải pháp chủ yếu sau:

1. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của ngành, đơn vị, địa phương mình.

2. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm, sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực, chủ động, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từng cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ công chức, viên chức về công tác cải cách hành chính; triển khai các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và mục tiêu về cải cách hành chính năm 2024 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 27/12/2023.

3. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố được giao đầu mối thực hiện các chỉ số thành phần PCI cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch số 710/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh về triển khai Chương trình số 23-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2021 - 2025; Tập trung nghiên cứu, phân tích chi tiết từng chỉ số thành phần sau khi có kết quả PCI 2023 và ban hành chương trình/kế hoạch hành động năm 2024 với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả.

4. Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong phạm vi thẩm quyền, chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền thì tổng hợp vấn đề kèm theo các giải pháp tương ứng (nếu có) để kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, gửi kiến nghị tới Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông[4].

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính (viết tắt là TTHC) và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Công bố đầy đủ, kịp thời TTHC và các quy định liên quan đến TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh; rà soát, cắt giảm đơn giản hóa các quy định để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra trong kế hoạch này. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới cơ chế Một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp, phát triển Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh tích hợp, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực hiện trên môi trường điện tử.

6. Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp: Tiếp tục thực hiện các giải pháp hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các động lực tăng trưởng theo chủ trương, chỉ đạo của UBND tỉnh.

7. Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ