Quyết định 126/QĐ-UBND Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024

Số hiệu 126/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/01/2024
Ngày có hiệu lực 22/01/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 22 tháng 01 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 05/01/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 12/TTr-SKHĐT ngày 17/01/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ- CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể năm 2024

Phấn đấu số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023.

Phấn đấu thứ hạng các Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Chuyển đổi số (DTI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) nằm trong nhóm Khá của cả nước. Đồng thời, tiếp tục cải thiện điểm số và thứ hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số Hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ hành chính (SIPAS).

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ chung

- Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành.

- Cải cách theo hướng giảm thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật.

- Duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt, phù hợp với những xu thế phát triển mới như: đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan thuộc tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

a) Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương:

+ Tham mưu triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 08/6/2023; tháo gỡ hoặc tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trường hợp vượt thẩm quyền thì tham mưu UBND tỉnh kiến nghị các cơ quan Trung ương xem xét, hướng dẫn, giải quyết.

+ Tiếp tục nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư để tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ, giải quyết tại các buổi Tiếp doanh nghiệp định kỳ hằng tháng.

- Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ, sửa đổi quy định pháp luật gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

2. Nâng cao chất lượng cải cách các danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh

- Các Sở, Ban, ngành:

[...]