Kế hoạch 5177/KH-UBND năm 2015 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị năm 2016 và giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 5177/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2015
Ngày có hiệu lực 31/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Mai Thức
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5177/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I - CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Công nghệ Thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

- Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/06/2012 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Nghị quyết số 36 - NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36 - NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng  công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

- Chỉ thị số 13/CT-TU ngày 4/1/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong giai đoạn mới;

- Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 28/2/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị về quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020;

- Chỉ thị số 05/2009/CT-UBND ngày 24/4/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;

- Hiện trạng và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động các cơ quan nhà nước tại tỉnh Quảng Trị.

II - HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

Những năm qua, hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, hạ tầng thiết bị CNTT từng bước được hoàn thiện, nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của CNTT từng bước được nâng lên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước được chú trọng hơn, nguồn nhân lực CNTT từng bước được tăng lên đáng kể; qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, so với nhiều địa phương khác trong cả nước và trong khu vực thì CNTT Quảng Trị ở giai đoạn này đang phát triển chậm và có nguy cơ tụt hậu xa. Theo Báo cáo đánh giá chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam (gọi tắt là Báo cáo Viet Nam ICT Index) do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam công bố năm 2015; Quảng Trị hiện đang đứng vị trí thứ 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước; giảm 7 bậc so với Báo cáo Viet Nam ICT Index 2014, giảm 28 bậc so với Báo cáo Viet Nam ICT Index 2010 và đang thuộc nhóm các tỉnh, thành phố có độ sẵn sàng ở mức thấp.

1. Hạ tầng kỹ thuật

Theo Báo cáo Viet Nam ICT Index 2015; Quảng Trị hiện đang đứng vị trí thứ 46/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước về phát triển hạ tầng kỹ thuật; giảm 11 bậc so với Báo cáo Viet Nam ICT Index 2014 và giảm 24 bậc so với Báo cáo Viet Nam ICT Index 2010.

Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức trong toàn tỉnh bình quân ước đạt 73%. Tỷ lệ máy tính các cơ quan nhà nước có kết nối mạng Internet ước đạt 92.8% (trừ số máy tính của cán bộ kế toán và máy tính của một số cán bộ chuyên soạn thảo văn bản quan trọng, có tính chất mật).

100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, 80% cơ quan nhà nước cấp huyện và trên 50% xã có mạng nội bộ LAN kết nối Internet qua các đường truyền tốc độ cao. Tỷ lệ cơ quan nhà nước có kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng đạt 2.8%.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước

Theo Báo cáo Viet Nam ICT Index 2015; Quảng Trị hiện đang đứng vị trí thứ 43/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT; giảm 12 bậc so với Báo cáo Viet Nam ICT Index 2014 và giảm 33 bậc so với Báo cáo Viet Nam ICT Index 2010.

Tỷ lệ cán bộ công chức được cấp và sử dụng hộp thư điện tử công vụ tên miền quangtri.gov.vn đạt 100%. 100% các cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống gửi nhận văn bản qua mạng tại địa chỉ http://guinhanvanban.quangtri.gov.vn, tỷ lệ văn bản được gửi qua mạng giữa các cơ quan nhà nước ước đạt trên 95% (trừ những văn bản mật hoặc tuyệt mật).

100% văn bản quy phạm pháp luật, hơn 80% văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh được cập nhật trên trang thông tin điện tử của tỉnh; bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin thông suốt từ UBND tỉnh đến các đơn vị trực thuộc. 100% sở, ban ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai phần mềm quản lý hồ sơ, văn bản và điều hành tác nghiệp qua mạng; tuy nhiên phần mềm ứng dụng triển khai tại các cơ quan, đơn vị là chưa thống nhất, kỹ năng ứng dụng và khai thác tối đa sản phẩm chưa cao, nhiều đơn vị chỉ tổ chức cài đặt nhưng chưa sử dụng phần mềm.

Về ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; đến nay nhiều phần mềm, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành được cài đặt, vận hành, khai thác sử dụng tại các cơ quan nhà nước như: phần mềm quản lý giấy phép lái xe, quản lý cầu đường, quản lý vi phạm, quản lý đối tượng chính sách, quản lý công tác tiếp dân; phần mềm kế toán, quản lý tài sản, quản lý hồ sơ công văn, quản lý ngành địa chính, quản lý phổ cập giáo dục; CSDL GIS chuyên đề bưu chính - viễn thông, CSDL đất đai, CSDL cán bộ công chức... Bên cạnh đó, một số phần mềm mã nguồn mở cũng được chú trọng và dần đưa vào sử dụng thay thế các phần mềm nguồn đóng không có bản quyền nhằm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm trên địa bàn tỉnh. Hiện tại có trên 80% máy tính của các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh được cài đặt phần mềm duyệt web mở như Mozilla Firefox hay Google Chrome, 85% máy tính được cài đặt bộ gõ tiếng Việt Unikey, phần mềm văn phòng OpenOffice đạt 26%. Riêng đối với hệ điều hành trên nền Linux thì chỉ mới bước đầu thử nghiệm.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

[...]