Kế hoạch 513/KH-UBND năm 2015 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020

Số hiệu 513/KH-UBND
Ngày ban hành 09/11/2015
Ngày có hiệu lực 09/11/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Vương Bình Thạnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 513/KH-UBND

An Giang, ngày 09 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ, ngày 18 tháng 9 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 63/KH-UBND thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang. và Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng năm 2020.

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 22 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và triển khai Kế hoạch số 268/KH-UBND thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020.

Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể hóa mục tiêu theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính và nêu cao trách nhiệm của cơ quan thực thi các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Nội dung này đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp thiết trong công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, sau khi Việt Nam hoàn tất đàm phán và bắt đầu triển khai thực hiện hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác chủ yếu, đồng thời chuẩn bị hoàn tất việc triển khai các cam kết kinh tế trong khuôn khổ WTO và lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết nhằm tranh thủ hiệu quả các cơ hội và lợi ích của các cam kết hội nhập. Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang đến năm 2020, tập trung vào những nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Mặt đạt được:

Các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường thực hiện công tác cải cách hành chính với mục tiêu giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian, rút ngắn quy trình xử lý, công khai, minh bạch trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính; rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính và loại bỏ, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, đồng thời triển khai đến từng cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó, đã có nhiều chuyển biến tích cực về lề lối, tác phong làm việc, thái độ phục vụ cũng như nhận thức của cán bộ công chức, viên chức về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Mặt hạn chế:

Một số Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa thật sự tích cực triển khai hoặc chưa bám sát các chỉ tiêu, cách thức cải thiện môi trường kinh doanh theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhiều nhiệm vụ, giải pháp chưa được triển khai theo yêu cầu, từ đó việc tác động vào thực tế sản xuất và đời sống vẫn còn chậm.

Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, thời gian giải quyết kéo dài gây phiền hà cho doanh nghiệp; nhận thức về yêu cầu bức thiết và tầm quan trọng của việc cải thiện chỉ số PCI chưa được đầy đủ và sâu rộng ở một số nơi, đặc biệt là ở đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa nhịp nhàng, chặt chẽ. Chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ chưa thực sự năng động, cơ sở hạ tầng hạn chế,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chỉ số và xếp hạng PCI của tỉnh.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu:

1.1. Nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của các ngành, các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ.

1.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh nhằm xây dựng môi trường kinh doanh của tỉnh thật sự thông thoáng, minh bạch, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh.

1.3. Nâng cao ý thức về vai trò và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong nhận thức và hành động về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của tỉnh.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

Trong hai năm 2015 - 2016, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính (trọng tâm là thủ tục hành chính), rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về cải cách toàn diện các điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm.

a) Năm 2015, phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh như sau:

- Thời gian thực hiện các thủ tục khởi sự kinh doanh tối đa 06 ngày. Trong đó, thực hiện đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là 03 ngày làm việc.

- Thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội không quá 171 giờ (trong đó, nộp thuế: 121,5 giờ/năm; bảo hiểm xã hội: 49,5 giờ/năm); tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; bảo đảm ít nhất 90% hoàn thuế theo đúng thời gian quy định;

- Thời gian thông quan qua biên giới tối đa 13 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 14 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu;

- Thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa 36 ngày;

- Thời gian đăng ký quyền sở hữu tài sản không quá 25 ngày;

- Thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm từ 60 tháng xuống còn tối đa 30 tháng.

b) Trong năm 2016 và những năm tiếp theo, phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh trên một số chỉ tiêu chủ yếu theo thông lệ quốc tế, theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ, cụ thể:

- Củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, giao dịch thương mại qua biên giới, nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc. Một số chỉ tiêu cụ thể là:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ