Kế hoạch 5108/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 5108/KH-UBND
Ngày ban hành 16/12/2016
Ngày có hiệu lực 16/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5108/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 16 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mc đích:

a) Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, thực hiện việc lồng ghép trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình và dự án của địa phương góp phần thực hiện thành công Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn th, sự tham gia của mọi cá nhân, từng gia đình và cộng đồng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu: Kế hoạch được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có sự tham gia của tất cả các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giảm tần suất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xuống mức thấp nhất từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và từng đơn vị, địa phương nói riêng.

II. Nội dung kế hoạch:

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về chẩn đoán, khám phát hiện, điều trị bệnh nghề nghiệp.

b) Phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông qua các biện pháp: cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động.

c) Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giảm tối thiểu tần suất tai nạn lao động chết người, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động như: khai thác khoáng sản, xây dựng, chế biến vật liệu xây dựng, điện.

b) 100% số vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Trung bình hàng năm tăng thêm 3% đến 5% doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động.

d) 100% người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cơ sở lao động được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

đ) Bình quân hằng năm giảm 20% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp phổ biến, đảm bảo 100% người lao động làm việc ở nơi có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp.

e) Hằng năm tăng 10% số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao động.

g) 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ được tuyên truyền, phổ biến thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

h) 100% người lao động đã xác định bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; 100% người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

l) Phấn đấu 90% người lao động được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân thiết yếu; 90% doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trang bị phương tiện sơ cấp cứu, cứu hộ cần thiết để phòng ngừa, đối phó, ứng cứu sự cố và tai nạn lao động trong quá trình làm việc.

3. Nội dung hoạt động:

a) Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:

- Thực hiện công tác huấn luyện nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ cấp huyện, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn.

- Điều tra, thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ