Kế hoạch 217/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 217/KH-UBND
Ngày ban hành 04/04/2022
Ngày có hiệu lực 04/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Đào Quang Khải
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 217/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 04 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2022-2025

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đề ra tại Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”; góp phần thực hiện tốt Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, địa phương nắm rõ nội dung Kế hoạch để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai, phối hợp thực hiện có hiệu quả. Nội dung Kế hoạch gắn với tình hình thực tiễn địa phương và thực trạng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của các đơn vị, tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… trên địa bàn tỉnh trên cơ sở kết nối, đồng bộ với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển, tìm kiếm các cơ hội thương mại trong và ngoài nước, góp phần tái cơ cấu ngành Công Thương.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Hoàn thiện được cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến thương mại của tỉnh, kết nối có hiệu quả với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số;

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và từ 1000 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 50% trong số này phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin;

- 25% các dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ từ 300 đến 500 lượt doanh nghiệp;

- 25% số lượng hội chợ, triển lãm, lớp tập huấn được tổ chức trên môi trường số;

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 1000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và đảm bảo an toàn thông tin;

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 1000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số;

- 100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên cổng Dịch vụ công của tỉnh, với 90% doanh nghiệp hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số là hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại bao gồm mạng lưới xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; doanh nghiệp xúc tiến thương mại; ngành hàng, thị trường và các cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại. Tham gia hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh làm trung tâm, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong việc tiếp cận thị trường là thước đo đánh giá sự thành công của việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 và định hướng những năm tiếp theo, cần tập trung triển khai các nhiệm vụ:

1. Tổ chức đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các tiêu chí, đánh giá hiện trạng và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại cho các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn để làm căn cứ đưa ra các giải pháp quản lý, các hoạt động hỗ trợ tham gia Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với tình hình tỉnh Bắc Ninh.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trên các phương tiện thông tin truyền thông và các hình thức khác về các văn bản pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước, cơ chế, chính sách của tỉnh trong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

3. Nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại

- Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các hội chợ thương mại trong môi trường số.

[...]