Kế hoạch 5046/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 411/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số hiệu 5046/KH-UBND
Ngày ban hành 29/12/2023
Ngày có hiệu lực 29/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Minh Hùng
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5046/KH-UBND

Hải Dương, ngày 29 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 411/QĐ-TTG NGÀY 31/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Thực hiện Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 2351/TTr-STTTT ngày 15/12/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai hiệu quả Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đảm bảo bám sát quan điểm, định hướng lớn, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và hoàn thành các mục tiêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 26/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các Nghị quyết chuyên đề, định hướng của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và các kế hoạch của UBND tỉnh.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, địa phương để triển khai Chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

2. Yêu cầu

- Mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương của tỉnh cần phải tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế số, xã hội số; trong đó việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn cũng như tạo đột phá trong phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Phát triển kinh tế số, xã hội số gắn kết chặt chẽ với công cuộc chuyển đổi số toàn diện của tỉnh Hải Dương. Vận dụng phù hợp với đặc thù của tỉnh, thực tiễn của từng ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp, đi đôi với đối mới, sáng tạo. Gắn kết chặt chẽ hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức sống, làm việc của người dân tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và các giá trị tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của tỉnh; xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn để hình thành công dân số, xã hội số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền số quốc gia.

II. MỤC TIÊU

1. Phát triển kinh tế số[1]

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:

STT

Nội dung chỉ tiêu

Năm 2022

Mục tiêu 2025

Mục tiêu 2030

Đơn vị đo lường

Số liệu

Nguồn số liệu

1

Tỷ trọng kinh tế số trên GRDP

14,36%

DTI 2022

20%

30%

Cục Thống kê

2

Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực

- Nông lâm, thủy sản: 0,60%

- Công nghiệp, xây dựng: 13,32%

- Dịch vụ: 9,21%

Cục Thống kê cung cấp

>=10%

>=20%

Cục Thống kê

3

Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ

9,2%

Cục Thống kê cung cấp

>10%

>20%

Cục Thống kê

4

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử

6,2%

Thống kê sơ bộ từ các doanh nghiệp

>80%

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

5

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số

30,07

Toàn quốc (theo QĐ số 466/QĐ- BTTTT ngày 28/3/2023 của BTTTT)

>50%

>70%

Cục Thống kê

6

Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động

2,29%

Toàn quốc (QĐ số 466/QĐ- BTTTT ngày 28/3/2023 của BTTTT)

>2%

>3%

Cục Thống kê

2. Phát triển xã hội số[2]

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:

TT

Nội dung chỉ tiêu

Ước tính năm 2022

Mục tiêu 2025

Mục tiêu 2030

Đơn vị đo lường

Số liệu

Nguồn

1

Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh

72,32%

DTI 2022

80%

95%

Sở Thông tin và Truyền thông

2

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác

257% (chưa loại sự trùng lặp do 1 người có nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau)

DTI 2022 (Ngân hàng Nhà nước tỉnh cung cấp)

80%

95%

Ngân hàng NNVN chi nhánh Hải Dương

3

Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân

0,76%

DTI 2022

>50%

>70%

Sở Thông tin và Truyền thông

4

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản

56,81%

DTI 2022

>70%

>80%

Cục Thống kê

5

Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang

66,22%

DTI 2022

90%

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

6

Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến

18,5%

DTI 2022

>50%

>70%

Sở Thông tin và Truyền thông

7

Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp do địa phương quản lý hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở

63%

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội(21/33 đơn vị)

80%

100%

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; các trường Đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh

8

Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở

100%

DTI 2022

100%

100%

Sở Giáo dục và Đào tạo

9

Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản

-

Năm 2022 chưa thực hiện thống kê

>70%

>80%

Sở Thông tin và Truyền thông

10

Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa

-

Năm 2022 chưa thực hiện thống kê

≥30%

≥50%

Sở Y tế

11

Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

-

Năm 2022 chưa thực hiện thống kê

≥70%

≥90%

Sở Y tế

III. NHIỆM VỤ

1. Phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số

1.1. Thể chế

a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số của tỉnh; chú trọng xây dựng các chính sách để nâng tỷ lệ hoạt động trực tuyến chiếm tối thiểu 50% các hoạt động trong mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, ngành, lĩnh vực.

b) Xây dựng, ban hành, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số, đặc biệt là tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ số trong từng ngành, lĩnh vực.

c) Xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ dân quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử có uy tín trong và ngoài nước.

1.2. Hạ tầng

a) Triển khai Chiến lược phát triển hạ tầng số.

b) Triển khai chiến lược, lộ trình số hóa và thông minh hóa các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu khác phục vụ kinh tế số và xã hội số gồm: hạ tầng bưu chính; hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp điện; hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu; hạ tầng đô thị; hạ tầng khu công nghiệp; hạ tầng thương mại, công nghiệp và năng lượng; hạ tầng giáo dục và đào tạo; hạ tầng khoa học và công nghệ; hạ tầng y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch.

c) Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân. Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng thông rộng đến tất cả các thôn, tổ dân phố, khu vực dân sinh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng, phủ sóng chất lượng ở các vùng trắng, vùng lõm về kết nối mạng băng thông rộng. Triển khai Nền tảng địa chỉ số, bản đồ số tạo hạ tầng mềm cho phát triển kinh tế số và xã hội số.

1.3. Nền tảng số

[...]