Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2018 về trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang năm 2019

Số hiệu 490/KH-UBND
Ngày ban hành 09/08/2018
Ngày có hiệu lực 09/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 490/KH-UBND

An Giang, ngày 09 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

VỀ TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH AN GIANG NĂM 2019

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Thực hiện Công văn số 4794/BKHĐT-PTDN ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2019;

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang báo cáo nhu cầu trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và xây dựng Kế hoạch trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019 như sau:

I. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đánh giá tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2018

a) Tình hình triển khai thực hiện: Tính đến 23 tháng 7 năm 2018, tổng số doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh là 8.973 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 52.535 tỷ đồng, trong đó trên 97% là DNNVV. Riêng năm 2018 đến nay có 404 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 3.332 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho DNNVV là rất lớn, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho DNNVV của tỉnh chưa được đạt theo kế hoạch mặc dù hằng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư đều có xây dựng kế hoạch đào tạo thông báo chiêu sinh để hỗ trợ doanh nghiệp.

b) Những thuận lợi, khó khăn:

- Thuận lợi: Hệ thống chính sách pháp luật để hỗ trợ DNNVV ngày càng hoàn thiện; công tác phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo sâu sát; các cấp, các ngành cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ; nội dung và phương pháp giảng dạy luôn được cập nhật và lựa chọn tương đối phù hợp với từng đối tượng được đào tạo; các đơn vị tư vấn, đối tác giảng dạy, đội ngũ giảng viên có năng lực, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm.

- Khó khăn: Chưa tiến hành khảo sát, đánh giá, thống kê để xác định chính xác nhu cầu đào tạo và hỗ trợ của doanh nghiệp; kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chưa đảm bảo, trong khi đó việc huy động tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn; công tác chiêu sinh và truyền thông gặp nhiều trở ngại do địa bàn rộng lớn, tình hình hoạt động của các Hội, Hiệp hội chưa hiệu quả và phần lớn các DNNVV chưa có thói quen sử dụng công nghệ để cập nhật thông tin đào tạo và còn e ngại về thời gian và học phí.

c) Kết quả đạt được:

- Hoạt động đào tạo: Trong năm 2018 tỉnh An Giang là một trong 11 tỉnh, thành cả nước được Bộ Khoa học và Công nghệ chọn để tổ chức lớp huấn luyện và đào tạo nâng cao về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (TT.BSA) chủ trì phối hợp với Tỉnh đoàn An Giang tổ chức từ ngày 24 đến 26 tháng 7 năm 2018 với số lượng khoảng 60 học viên là DNNVV. Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đang chiêu sinh lớp đào tạo về “Quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp” số với số lượng học viên là DNNVV được kỳ vọng là khoảng 50 người (kinh phí nhà nước hỗ trợ 50% học phí tương đương 1.500.000 đồng/học viên, phần còn lại do học viên đóng góp).

- Hoạt động trợ giúp đào tạo khác: Bên cạnh các hoạt động về đào tạo, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thuộc Tỉnh đoàn An Giang cũng đã hỗ trợ cho 02 dự án khởi nghiệp với tổng số tiền là 300 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp do Tập đoàn Lộc Trời tài trợ.

d) Đề xuất, kiến nghị:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ kinh phí khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tào, hiệu quả công tác đào tạo cho DNNVV để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, nguồn lực của tỉnh và tiêu chí của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và theo đúng các nội dung của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho tỉnh trong việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết nối với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước, tìm kiếm nguồn tài trợ, giới thiệu giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, tâm huyết để đào tạo;

- Trừ những khóa đào tạo chuyên sâu, kiến nghị nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để tổ chức các khóa đào tạo căn bản, các chuyên đề thực tế cho DNNVV trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các khóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi sự kinh doanh, chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, đào tạo doanh nghiệp trong việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, quản lý tài sản trí tuệ,…

2. Kế hoạch thực hiện trợ giúp đào tạo năm 2019

a) Nhu cầu trợ giúp đào tạo của DNNVV trên địa bàn tỉnh: Trên cơ sở những khó khăn nêu trên đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách trung ương trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2019 của tỉnh An Giang như sau:

- Số khóa đào tạo: 8 khóa với 6 chuyên đề, tổng số 480 học viên.

- Nội dung: 1 Kiến thức cơ bản về khởi sự doanh nghiệp có lồng ghép việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (3 khóa, 60 học viên/khóa); 2 Kỹ năng khai báo và quyết toán thuế cho DNNVV (01 khóa, 60 học viên/khóa); 3 Quản trị dự án đầu tư (01 khóa, 60 học viên/khóa); 4 Quản trị tài chính doanh nghiệp (01 khóa, 60 học viên/khóa); 5 Thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (01 khóa, 60 học viên/khóa); 6 Kỹ năng xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa khi tham gia Cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị (01 khóa, 60 học viên/khóa).

- Địa điểm: Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, riêng chuyên đề về khởi sự kinh doanh và chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ chọn địa bàn cụ thể sau khi xác định nhu cầu đào tạo của từng huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

b) Kế hoạch trợ giúp đào tạo và dự toán kinh phí thực hiện

b.1- Hoạt động đào tạo:

Chuyên đề đào tạo 1 (03 khóa): Kiến thức cơ bản về khởi sự doanh nghiệp có lồng ghép việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (03 khóa):

[...]