Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2017 về trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Bình năm 2018

Số hiệu 47/KH-UBND
Ngày ban hành 29/08/2017
Ngày có hiệu lực 29/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Ca
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Thái Bình, ngày 29 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Văn bản số 5838/BKHĐT-PTDN ngày 18/7/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2018. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình báo cáo kế hoạch như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO DNNVV 7 THÁNG NĂM 2017.

1. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong 7 tháng năm 2017.

a. Số lượng doanh nghiệp đăng ký.

- 7 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 459 doanh nghiệp và 79 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập, bng 117,09% so với cùng kỳ (đối với DN), bằng 131,67% so với cùng kỳ (đối với CN/VPĐD); tổng số vốn đăng ký là 2.570,534 tỷ đồng, bằng 99,28% so với cùng kỳ.

- Tính đến thời điểm 31/7/2017, trên địa bàn tỉnh hiện có 5.517 doanh nghiệp vốn đăng ký 49.111,31 tỷ đồng, 663 chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trong đó:

+ Chia theo loại hình Công ty TNHH số lượng 3.974 công ty (trong đó: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là 1.879 doanh nghiệp và Công ty TNHH 1 thành viên có số lượng là 2.095 doanh nghiệp); tiếp đến là loại hình Công ty cổ phần có 1.141 doanh nghiệp, loại hình Doanh nghiệp tư nhân có 402 doanh nghiệp.

+ Chia theo địa bàn: Thành phố Thái Bình có số doanh nghiệp 2.352 doanh nghiệp; Huyện Tiền Hải có 436 doanh nghiệp; Huyện Vũ Thư có 341 doanh nghiệp; Huyện Đông Hưng có 474 doanh nghiệp; Huyện Thái Thụy có 827 doanh nghiệp; Huyện Kiến Xương có 318 doanh nghiệp; Huyện Hưng Hà có 455 doanh nghiệp; Huyện Quỳnh Phụ có 314 doanh nghiệp.

b) Sdoanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.

Do gặp nhiều khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ, nhiên liệu đầu vào tăng cao .v.v. trên địa bàn toàn tỉnh 07 tháng đầu năm 2017 đã có 47 doanh nghiệp tự giải thể, phá sản, chi nhánh/văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; có 87 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.

2. Tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo 7 tháng năm 2017.

Các Sở, ban, ngành của tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện trợ giúp đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng khuyến khích đầu tư của tỉnh như: Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới về kỹ năng, nghiệp vụ và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, nắm bắt các cam kết quốc tế; Hoạt động tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Hoạt động tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo chuyên đề “Luật sư và doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và thực thi các hiệp định tự do thương mại FTA”; phối hợp với các đơn vị đào tạo các chuyên đề về quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị marketting...

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Công ty TNHH tư vấn tài chính và kế toán FAC tổ chức thành công 02 khóa đào tạo “Quản lý bán hàng” và “Marketing” cho 80 học viên đến từ 42 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Công ty cổ phần MISA triển khai thực hiện hỗ trợ miễn phí cho các doanh nghiệp bộ phần mềm kế toán MISA SME. Các Sở, ngành khác của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao thường xuyên có các hoạt động trợ giúp đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

Do ngân sách tỉnh còn khó khăn nên kinh phí bố trí cho công tác trợ giúp đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn còn hạn chế, cn thiết có sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía các Bộ, ngành trung ương và sự nỗ lực phấn đấu cao độ của các cấp các ngành trong thời gian tới.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NĂM 2018.

1. Mục tiêu trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2018.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực của DNNVV trên địa bàn tỉnh để đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong nn kinh tế.

2. Nội dung trợ giúp đào tạo.

a. Đào tạo khởi sự doanh nghiệp

Đào tạo bồi dưỡng khởi sự thành lập doanh nghiệp mỗi lớp được tổ chức từ 03 ngày (trong đó khoảng 1/3 thời gian giải đáp thc mc và thảo luận), bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Cung cấp những thông tin cần thiết về hệ thống pháp luật chung về thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp như: Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014, Luật thuế; Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; Kiến thức và kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh; Kỹ năng tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; Kiến thức và knăng gia nhập thị trường và Maketing trong khởi sự doanh nghiệp; Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp .v.v.

b. Đào tạo quản trị doanh nghiệp

Bao gồm các lớp đào tạo ngắn hạn, thời gian 3 ngày (trong đó khoảng 1/3 thời gian giải đáp thắc mắc và thảo luận) với một số lớp với một số nội dung như sau: Một số vấn đề kinh doanh trên thị trường quốc tế. Quản trị chiến lược theo phương pháp hiện đại. Quản trị nhân lực. Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng trong thương mại quốc tế. ng dụng CNTT cho doanh nghiệp; Văn hóa doanh nghiệp; Thương mại điện tvới doanh nghiệp. Thương hiệu và sở hữu công nghiệp, Sở hữu trí tuệ.

c. Quản trị tài chính - kế toán, thuế

Bao gồm các lớp đào tạo ngắn hạn 2 ngày gồm các nội dung: Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa; Áp dụng công nghệ thông tin vào kế toán, sử dụng kế toán máy; Áp dụng thương mại điện tử vào công tác kê khai thuế và quyết toán thuế; Cập nhật chính sách, chế độ.

3. Kế hoạch đào tạo, trợ giúp đào tạo và dự toán kinh phí thực hiện.

[...]