Kế hoạch 4783/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 1513/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 4783/KH-UBND
Ngày ban hành 25/12/2015
Ngày có hiệu lực 25/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4783/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1513/QĐ-TTG NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THAM GIA TRỰC TIẾP CÁC MẠNG PHÂN PHỐI NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục tiêu

- Tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài theo từng năm của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (thủy sản, nông sản và hàng may mặc);

- Phấn đấu đến năm 2020, hàng hóa xuất khẩu của Bình Thuận được xuất khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tại các quốc gia ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam.

II. Những nội dung cụ thể và giải pháp thực hiện

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc sau đây:

1. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu:

- Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu của Bình Thuận để cung cấp cho khách hàng nhập khẩu, chú trọng tại các thị trường trọng điểm như: Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á;

- Cung cấp, phổ biến cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của Bình Thuận các quy trình sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng của các hệ thống phân phối nước ngoài.

2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, phát triển mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài;

- Triển khai mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các nội dung trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia. Hỗ trợ doanh nghiệp trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở nước ngoài;

- Phối hợp, liên hệ chặt chẽ với cơ quan thương vụ và tham tán thương mại, văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, chú trọng hoạt động truyền thông quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh mang hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại các Chương trình tuần hàng Việt Nam tại các hệ thống phân phối nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Thúc đẩy doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Thuận hoạt động trong lĩnh vực phân phối tham gia đầu tư sản xuất để xuất khẩu hàng hóa vào hệ thống phân phối ở nước ngoài:

- Tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu thông qua hệ thống cơ sở, chi nhánh bán lẻ của các hệ thống phân phối nước ngoài;

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phân phối đang hoạt động tại Bình Thuận đầu tư, liên kết, hợp tác với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh để phát triển nguồn hàng cho hệ thống phân phối toàn cầu của doanh nghiệp đó.

4. Nâng cao năng lực các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Bình Thuận đáp ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài:

Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu về các quy trình quản lý, tiêu chuẩn, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, chất lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối nước ngoài.

5. Hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, sản phẩm:

Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ các doanh nghiệp để kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền những chính sách hỗ trợ, giải pháp tháo gỡ. Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Công thương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước, các hiệp định thương mại, các thông tin về hội nhập quốc tế, nghiệp vụ xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

III. Phân công thực hiện

1. Sở Công thương:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kế hoạch và đôn đốc thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tập trung đẩy mạnh thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có lợi thế của địa phương.

3. Sở Khoa học và Công nghệ:

[...]