Kế hoạch 251/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 251/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2022
Ngày có hiệu lực 19/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Đoàn Thu Hà
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 251/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 19 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THAM GIA TRỰC TIẾP CÁC MẠNG PHÂN PHỐI NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành kế hoạch triển khai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” ban hành kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Yêu cầu

Cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, gắn với trách nhiệm thực hiện của từng sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan, đồng thời đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi triển khai thực hiện.

Việc triển khai kế hoạch phải được thực hiện đồng bộ nhằm tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa thế mạnh của tỉnh và phát triển những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài; thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thay đổi tư duy sản xuất, tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững, tăng khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp; thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất xanh sạch, bền vững, chế biến hàng xuất khẩu chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, góp phần xây dựng hình ảnh địa phương xuất khẩu hàng hóa uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đa dạng hóa; hỗ trợ, xây dựng mối quan hệ hợp tác trong sản xuất, xuất khẩu giữa doanh nghiệp của tỉnh và các mạng phân phối nước ngoài trên các kênh xuất khẩu truyền thống và kênh thương mại điện tử, hướng tới mô hình sản xuất - xuất khẩu - phân phối ổn định, bền vững. Khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài trên cơ sở phát huy thế mạnh và khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

Hỗ trợ về thông tin thị trường cho 1.000 lượt doanh nghiệp.

Hỗ trợ về đào tạo, tư vấn cho 1.000 lượt doanh nghiệp nâng cao năng lực hội nhập quốc tế về kinh tế, cạnh tranh, năng lực cung ứng để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hỗ trợ 1.000 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.

Phối hợp thông tin và hỗ trợ đăng ký cho trên 200 lượt doanh nghiệp tham gia các chương trình kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài do các Bộ, ngành trung ương chủ trì tổ chức.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường

Thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, xu hướng phát triển của thị trường, chuỗi cung ứng của các nước trong khu vực và thế giới; cung cấp thông tin, phổ biến chính sách của các nhà phân phối về quy trình lựa chọn sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật… đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh để kịp thời nắm bắt, tổ chức thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của mạng phân phối nước ngoài.

Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để hỗ trợ, tư vấn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, marketing, xây dựng thương hiệu…

Thường xuyên rà soát, tham gia cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về ngành hàng và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng; khai thác các công cụ chia sẻ cơ sở dữ liệu về ngành hàng và doanh nghiệp phân phối nước ngoài để phục vụ công tác phân tích, tìm hiểu thị trường, kết nối doanh nghiệp.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cung ứng cho thị trường nước ngoài

Tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức các chương trình đào tạo, phổ biến thông tin, bồi dưỡng kiến thức về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn, áp dụng hệ thống sản xuất hiện đại, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn chất lượng của mạng lưới phân phối nước ngoài, tăng khả năng quản lý rủi ro trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường rà soát, theo dõi các vùng trồng, vùng sản xuất tập trung, đặc biệt là các vùng trồng/cung ứng hàng hóa xuất khẩu như Thạch đen, hoa Hồi, sản phẩm từ nhựa Thông, Chè… cũng như các vùng trồng/cung ứng hàng hóa có tiềm năng xuất khẩu nhằm kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, cung ứng cho mạng lưới phân phối nước ngoài.

3. Hỗ trợ doanh nghiệp từng bước thích nghi, chuyển đổi sản xuất đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững

Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc tự chủ nguồn nguyên liệu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ động phát triển nguồn nguyên liệu xanh, sạch để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu.

[...]