ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 478/KH-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 15 tháng 01 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2019-2025
Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg
ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bồi dưỡng kiến
thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025, Chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân
tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2025”, cụ
thể như sau:
I. Căn cứ pháp lý
xây dựng Kế hoạch
Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày
15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc
thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày
14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong
thời kỳ mới;
Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày
26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức
dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”;
Văn bản số 490/UBDT-HVDT ngày
17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg
ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức dân
tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng
dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng
bào dân tộc thiểu số. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo
chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Mục
tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020:
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức thuộc
nhóm đối tượng 1 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính
sách dân tộc.
- Tối thiểu 50% cán bộ, công chức,
viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 được bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.
- Tối thiểu 20% cán bộ, công chức,
viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp
xúc và làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng
dân tộc thiểu số.
b) Đến năm
2025:
- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức thuộc
nhóm đối tượng 1 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính
sách dân tộc.
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức,
viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 được bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức,
viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp
xúc và làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng
dân tộc thiểu số.
III. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp
theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức,
viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ
sở, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng
sau:
1. Nhóm đối tượng 1:
Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Nhóm đối tượng 2:
Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương
đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Tỉnh ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc
Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực
thuộc Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố; Ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, thành ủy ở địa bàn có đông đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống.
3. Nhóm đối tượng 3:
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và
tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng
phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện, thành phố; Trưởng, Phó ban ngành trực
thuộc Huyện ủy, thành ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là cấp xã); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường Trung học phổ
thông, trung học cơ sở, tiểu học cơ sở ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu
số và các trường dân tộc nội trú.
4. Nhóm đối tượng 4:
- Công chức, viên chức trực tiếp tham
mưu, theo dõi về công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Bí thư Chi bộ,
trưởng ấp ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
IV. Chương trình,
tài liệu và hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số
1. Chương trình,
tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số sử dụng tài liệu
do Ủy ban Dân tộc ban hành.
2. Hình thức bồi dưỡng
a) Kiến thức dân tộc:
- Nhóm đối tượng 1: Nhóm chương trình
bồi dưỡng kiến thức dân tộc thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình bồi
dưỡng lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng, an ninh; kiến thức quản lý nhà
nước; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng và cung cấp
tài liệu để tự nghiên cứu.
- Nhóm đối tượng 2: Chương trình bồi
dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 03 ngày/năm và cung cấp tài liệu để tự nghiên
cứu.
- Nhóm đối tượng 3: Chương trình bồi
dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9
chuyên đề tham khảo).
- Nhóm đối tượng 4: Chương trình bồi
dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8
chuyên đề tham khảo).
b) Tiếng dân tộc thiểu số
Tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức
cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc
trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự
nghiên cứu.
V. Kế hoạch thực
hiện
(Phụ lục chi tiết và dự kiến kinh phí
thực hiện kèm theo)
VI. Kinh phí thực
hiện:
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách
Nhà nước, nguồn đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và các nguồn kinh phí hợp
pháp khác.
VII. Tổ chức thực
hiện
1. Ban Dân tộc tỉnh:
- Là cơ quan thường trực triển khai
Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa
bàn tỉnh; Có nhiệm vụ tham mưu, đề nghị Ủy ban Dân tộc xác định cụ thể chương
trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ,
công chức, viên chức; Tiếp nhận chương trình, tài liệu của Ủy ban Dân tộc và cụ
thể hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu
số cho cán bộ, công chức viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và đối tượng 4 phù hợp
với đặc điểm tình hình của tỉnh.
- Hàng năm rà soát, tổng hợp nhu cầu
bồi dưỡng gửi Sở Nội vụ tổng hợp chung vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức hàng năm của tỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch; Tham mưu,
báo cáo Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện Đề án.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính lập dự toán kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Nội vụ:
Thẩm định nhu cầu bồi dưỡng kiến thức
dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh và tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhu cầu bồi dưỡng trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và giai đoạn.
3. Sở
Tài chính:
- Thẩm định dự toán và bố trí kinh
phí cho các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trên.
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công
an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh
đưa phần kiến thức thực tiễn về công tác dân tộc vào chương trình bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng và an ninh. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc
thiểu số đối với cán bộ, chiến sĩ công tác tại địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu
số.
5. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa
Hàng năm rà soát, tổng hợp và đăng ký
nhu cầu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số cho các nhóm đối tượng
thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan chủ trì để thực hiện kế hoạch./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND
tỉnh KGVX;
- Bộ CHQS tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó Chánh Văn phòng KGVX;
- Lưu: VT, KGVX.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hòa Hiệp
|
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH BỒI
DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC VÀ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 478/KH-UBND
ngày 15/01/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai)
TT
|
Nhóm
đối tượng
|
Tổng số CBCCVC
|
Giai
đoạn 2018 - 2020
|
Giai
đoạn 2021 - 2025
|
Tổng
số đến năm 2025
|
Ghi
chú
|
Số
người
|
Số
lớp
|
Đạt
tỷ lệ %
|
Kinh
phí (triệu đồng)
|
Số
người
|
Số
lớp
|
Đạt
tỷ lệ %
|
Kinh
phí (triệu đồng)
|
Số
người
|
Số
lớp
|
Đạt
tỷ lệ %
|
Kinh
phí (triệu đồng)
|
1.
|
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC
|
1
|
Đối tượng 1
|
|
|
Không
tổng hợp
|
|
|
|
Không
tổng hợp
|
|
|
|
|
|
|
Không
tổng hợp
|
2
|
Đối tượng 2
|
218
|
118
|
1
|
54%
|
177
|
100
|
1
|
46%
|
150
|
218
|
2
|
100%
|
327
|
|
3
|
Đối tượng 3
|
720
|
370
|
3
|
51%
|
555
|
350
|
3
|
49%
|
525
|
720
|
6
|
100%
|
1.080
|
|
4
|
Đối tượng 4
|
360
|
180
|
2
|
50%
|
270
|
180
|
2
|
50%
|
270
|
360
|
4
|
100%
|
540
|
|
|
Tổng I
|
1.298
|
668
|
6
|
52%
|
1.002
|
630
|
6
|
48%
|
945
|
1.298
|
12
|
100%
|
1.947
|
|
II
|
BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ
|
1
|
Đối tượng 3
|
720
|
370
|
3
|
51%
|
555
|
350
|
3
|
49%
|
525
|
720
|
6
|
100%
|
1.080
|
|
2
|
Đối tượng 4
|
360
|
180
|
2
|
50%
|
270
|
180
|
2
|
50%
|
270
|
360
|
4
|
100%
|
540
|
|
|
Tổng II
|
1.080
|
550
|
5
|
51%
|
825
|
530
|
5
|
49%
|
1.600
|
2.204
|
10
|
100%
|
2.200
|
|