Kế hoạch 3737/KH-UBND năm 2016 trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 của tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 3737/KH-UBND
Ngày ban hành 14/09/2016
Ngày có hiệu lực 14/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Phạm Văn Hậu
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3737/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 14 tháng 09 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2017 CỦA TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện công văn s5741/BKHĐT-PTDN ngày 25/7/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2017.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2017, gồm các nội dung chủ yếu như sau:

I. Tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo nhân lực cho DNNVV năm 2016:

1. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp:

Năm 2016, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức đan xen, đã tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp; ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã bám sát và cụ thể hóa kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ca Chính phủ; đồng thời tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm các giải pháp hỗ trợ về thuế, chính sách tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp .... Bên cạnh đó, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp trong việc tiếp tục phát huy nội lực, chủ động cơ cấu lại hoạt động sản xuất-kinh doanh, tình hình phát triển doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016 có chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng mạnh so cùng kỳ.

Tính đến ngày 30/6/2016, có 196 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký trên 687 tỷ đồng, tăng 21,7% về số doanh nghiệp và tăng 8% về vốn so cùng kỳ1, nâng tổng số doanh nghiệp có đến cuối tháng 6/2016 là 2.211 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 20.512 tỷ đồng2. Tổng số lao động đăng ký giải quyết việc làm từ các doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2016 là 1.622 lao động, tăng 15% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp gia nhập thị trường ở hầu hết các ngành đều tăng, trong đó một số ngành có tỷ lệ tăng cao, như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 85,7%; bán buôn-bán lẻ, tăng 11,7%; xây dựng, tăng 53,8%; dịch vụ tư vấn thiết kế, tăng 70%.

Hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp đã có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; tổng giá trị sản phẩm khu vực kinh tế tư nhân năm 2015 chiếm 27,3% GRDP của tỉnh; đóng góp khoảng 66,5% tổng thu nội địa và chiếm khoảng 48,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh; giải quyết việc làm trên 25.300 lao động, chiếm 7,67% tổng số lao động trong toàn tỉnh. Một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ổn định và có tăng trưởng như: nhân điều, tôm đông lạnh, bia đóng lon, tinh bột sắn, đường RS, khăn bông các loại....; hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ vận tải hành khách, bưu chính - viễn thông tiếp tục duy trì phát triển, đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của tỉnh.

2. Về công tác trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV:

Trên cơ sở Kế hoạch trợ giúp trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Nam thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình cụ thể 03 lớp đào tạo về quản trị doanh nghiệp cho cán bộ quản lý các DNNVV trên địa bàn tỉnh và thông báo chiêu sinh 01 lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác hỗ trợ doanh nghiệp của các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo ý kiến của Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Nam tại công văn số 51/CV/HTDN ngày 06/7/2016, hiện nay đang chờ một số hướng dẫn mới thay đổi, bổ sung, nên tạm hoãn triển khai các lớp đào tạo nói trên.

II. Kế hoạch thực hiện trợ giúp đào tạo năm 2017.

1. Phạm vi và nội dung các khóa đào tạo:

- Phạm vi đào tạo: Tập trung hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho nhóm các DNNVV trong các ngành, lĩnh vực theo định hướng ưu tiên phát triển của Nhà nước (bao gồm: cơ khí chế tạo, dệt may, da giầy, thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; công nghệ phần mềm, nội dung số; công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao; sản phẩm từ công nghệ mới; chế biến, xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản; thủ công mỹ nghệ) và các DNNVV tham gia liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm đặc thù của Tỉnh.

- Nội dung đào tạo: Cung cấp những thông tin cần thiết về chủ trương, chính sách Nhà nước, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như những kỹ năng về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, tài chính, maketing nhằm nâng cao kiến thức về quản trị cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của DNNVV.

2. Kế hoạch đào tạo và dự toán kinh phí thực hiện năm 2017:

a) Kế hoạch đào tạo: Dự kiến trong năm 2017 tổ chức 04 lớp, trong đó:

- Tổ chức 1 lớp đào tạo về Khởi sự doanh nghiệp với số lượng dự kiến 40 học viên; thực hiện trong quý II năm 2017.

- Tổ chức 03 lớp Quản trị doanh nghiệp với số lượng dự kiến 120 học viên; thực hiện trong quý III, IV năm 2017.

b) Kinh phí thực hiện: Tổng dự toán kinh phí cho 04 lớp đào tạo là 186.950.000 đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là 111.995.000 đồng (bao gồm hỗ trợ 50% kinh phí tổ chức lớp học và hỗ trợ học phí đối với học viên thuộc địa bàn các huyện đặc biệt khó khăn) và học viên đóng góp 74.955 đồng.

(Đính kèm biểu dự toán kinh phí chi tiết)

III. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Kế hoạch va Đầu tư làm cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Nam thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai các khóa đào tạo theo Kế hoạch này.

2. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai phổ biến đến các doanh nghiệp thuộc ngành, địa phương và hội viên mình được biết và phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực DNNVV trên địa bàn tỉnh.

IV. Đề xuất, kiến nghị:

Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, để giúp địa phương có điều kiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2017, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính quan tâm, xem xét hỗ trợ kinh phí 111.955.000 đồng để triển khai thực hiện.

Trên đây là Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính để tổng hợp./.

 

[...]