Kế hoạch 4631/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Số hiệu 4631/KH-UBND
Ngày ban hành 09/09/2021
Ngày có hiệu lực 09/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Mai Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4631/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 09 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH THƯ VIỆN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số ngành thư viện, thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử và Chính phủ điện tử ở Việt Nam; thực hiện có hiệu quả “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Tạo ra nguồn tài nguyên thông tin số phong phú cho tỉnh để xây dựng hệ thống thư viện hiện đại, cung cấp đa dạng các dịch vụ thư viện đáp ứng yêu cầu người sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn, công bằng xã hội trong cung cấp thông tin và tri thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của các tầng lớp Nhân dân.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số đáp ứng yêu cầu phục vụ người sử dụng thư viện và khả năng mở rộng liên thông, liên kết thư viện trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng và tổ chức thực hiện có hiệu quả “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Việc triển khai thực hiện Chương trình phảỉ có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chương trình chuyển đổi số dựa trên nền tảng kết nối dịch vụ số hóa, lưu trữ, chia sẻ, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang bị mới các phần mềm chuyên dụng, thiết bị phần cứng cho các thư viện công cộng, thư viện thuộc cơ sở giáo dục, đào tạo; thư viện thuộc lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của chương trình số hóa đến năm 2030.

- Đảm bảo đủ về số lượng đội ngũ cán bộ, viên chức trong các thư viện công cộng. Đào tạo và đào tạo lại đối với số viên chức chưa đáp ứng trình độ chuyên môn và nhiệm vụ của chương trình chuyển đổi số.

- Khuyến khích các loại hình thư viện tư nhân, thư viện cộng đồng thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành thư viện.

2. Mục tiêu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

2.1. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2025

2.1.1. Thư viện tỉnh

- Thư viện tỉnh Bắc Giang kế thừa kết quả công tác số hóa giai đoạn 2010-2020 để nâng cấp phần mềm thư viện hiện đại phù hợp với các tiêu chuẩn hiện nay; đồng thời, hằng năm, Thư viện tỉnh đề xuất cấp có thẩm quyền đầu tư kinh phí phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác; có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến theo yêu cầu của Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Số hóa 100% tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do Thư viện tỉnh sưu tầm.

- 100% viên chức Thư viện tỉnh được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Thư viện.

2.1.2. Thư viện cấp huyện

Phấn đấu 80% thư viện công cộng cấp huyện được trang bị phần mềm quản lý thư viện điện tử, phần mềm thư viện số tập trung có liên kết với phần mềm của Thư viện tỉnh; thực hiện việc liên kết, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện; 80% người làm công tác thư viện cấp huyện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.

2.1.3. Thư viện chuyên ngành và thư viện cơ sở giáo dục, đào tạo

- Phấn đấu 70% thư viện chuyên ngành và thư viện cơ sở giáo dục, đào tạo được trang bị phần mềm quản lý thư viện, có trang thông tin điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập (trừ các dịch vụ thuộc phạm vi bí mật nhà nước và dịch vụ đọc hạn chế).

- 80% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ