Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2022 triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 165/KH-UBND
Ngày ban hành 14/10/2022
Ngày có hiệu lực 14/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI “CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH THƯ VIỆN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1719/TTr-SVHTTDL ngày 30/9/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai hiệu quả nội dung Chương trình trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số ngành thư viện, thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và chính phủ điện tử ở Việt Nam nói chung.

- Tạo ra nguồn tài nguyên thông tin số phong phú cho tỉnh để xây dựng hệ thống thư viện hiện đại, cung cấp đa dạng các dịch vụ thư viện đáp ứng yêu cầu người sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn, công bằng xã hội trong cung cấp thông tin và tri thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của các tầng lớp Nhân dân.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh phải được chuẩn bị chu đáo, hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp chặt giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Việc xây dựng Kế hoạch và nội dung triển khai Chương trình phải đảm bảo tính khoa học, đúng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị để đạt được mục tiêu đề ra; đồng thời, việc triển khai thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

ng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu chủ yếu và định hướng

a) Mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2022 - 2025

- Thư viện tỉnh hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện; có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với phần mềm mở của Hệ tri thức Việt số hóa.

- 100% các huyện, thị xã, thành phố có thư viện; 90% thư viện huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả.

- 80% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác được quản lý bằng phần mềm, có trang thông tin điện tử, có khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập.

- 70% tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do thư viện tỉnh sưu tầm, thu thập, quản lý được số hóa.

+ 100% viên chức Thư viện cấp tỉnh được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.

+ 60% thư viện huyện được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.

b) Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số, dữ liệu số ngành thư viện ở giai đoạn 2022-2025.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối, liên thông, chia sẻ, trao đổi tài nguyên thông tin số giữa các thư viện trong nước, đảm bảo cung ứng hiệu quả dịch vụ thư viện cho người sử dụng thư viện mọi lúc, mọi nơi.

- 100% tài liệu quý hiếm, tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do thư viện tỉnh sưu tầm, thu thập, quản lý được số hóa.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác tuyên truyền

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người làm công tác thư viện về vai trò quan trọng và yêu cầu của việc triển khai chuyển đổi số đồng bộ giữa ngành thư viện với chuyển đổi số các ngành khác (bảo tàng, di sản văn hóa, du lịch...) của lĩnh vực văn hóa, ththao và du lịch, nhằm xây dựng hệ sinh thái số với nội dung sâu sắc, đa dạng, cách thức tổ chức, khai thác tài nguyên và sản phẩm thông tin, tiện ích và dịch vụ phong phú, sinh động, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân trong nền kinh tế số, xã hội số.

[...]