Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 4621/KH-UBND năm 2016 truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Bình Thuận thuộc Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả

Số hiệu 4621/KH-UBND
Ngày ban hành 09/12/2016
Ngày có hiệu lực 09/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Phạm Văn Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4621/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 09 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI VỆ SINH NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH BÌNH THUẬN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ

Thực hiện văn bản số 6559/BNN-TCTL ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tại 21 tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng Kế hoạch Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Bình Thuận thuộc Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả, với những nội dung như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VỆ SINH CỦA TỈNH

- Diện tích tự nhiên: 7.828,4 km2, gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, với 127 xã, phường, thị trấn (96 xã, 19 phường và 12 thị trấn).

- Dân số toàn tỉnh: 1.175.125 người (năm 2015), trong đó dân số nông thôn: 862.103 người; tổng số hộ gia đình: 277.145 hộ, trong đó hộ gia đình nông thôn: 204.161 hộ; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh: 4.04% (11.203/277.145).

Tính đến cuối năm 2015, theo số liệu báo cáo Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh:

- 79,83% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 162.991/204.161 hộ), 53,09% hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 4.967/9.355); tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh toàn tỉnh không đều, một số xã tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp và vẫn còn tình trạng mắc các bệnh liên quan đến sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh môi trường.

- 80,77% trạm Y tế nông thôn (trạm chính và phân trạm) có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 84/104 trạm); trong đó, trạm Y tế nông thôn có nước hợp vệ sinh: 89/42% (ứng với 93/104 trạm); trạm Y tế nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh: 88,46% (ứng với 92/104 trạm). So với mục tiêu chung của chương trình tỷ lệ các công trình cấp nước và nhà vệ sinh trạm Y tế chỉ đạt mức trung bình so với cả nước;

Ngành Y tế được phân công thực hiện lĩnh vực gia tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình; công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm Y tế xã, truyền thông vận động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về sử dụng và bảo quản nguồn nước, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế các dịch bệnh lây truyền do ô nhiễm phân, nước, rác. Tuy nhiên, việc phóng uế bừa bãi ra môi trường vẫn còn phổ biến ở mt số nơi vùng nông thôn do các hộ gia đình không có kinh phí xây nhà tiêu hợp vệ sinh và ý thức của người dân chưa cao trong việc vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường phòng chống dịch bệnh.

Tình trạng nhà tiêu và nguồn nước tại các Trường học khu vực nông thôn:

- 67,17% trường học ở khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 575/856).

- 76,75% trường học ở khu vực nông thôn có nước sạch (ứng với 657/856).

- 84,46% trường học ở khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 723/856).

II. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI

1. Mục tiêu chung của Chương trình

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân nông thôn nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh nông thôn được cải thiện cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Các mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh đến 2020 như sau:

- 100% hộ dân trong ít nhất của 10 xã can thiệp “Vệ sinh toàn xã” được tuyên truyền, vận động xây và sử dụng nhà tiêu cải thiện, thông qua cung cấp thông tin về các loại nhà tiêu cải thiện, cũng như cách sử dụng và bảo quản nhà tiêu đúng quy cách;

- 100% hộ dân trong 10 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng;

- 100% giáo viên và học sinh các trường mầm non và tiểu học, trung học cơ sở (không kể các điểm trường) ít nhất của 10 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy cách, rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng;

- Các chủ cửa hàng, nhà sản xuất vật liệu xây dựng đồng ý trở thành cửa hàng tiện ích và cộng tác viên, thợ xây trong 10 xã “Vệ sinh toàn xã” được đào tạo tập huấn về thị trường vệ sinh, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng bán hàng để xây dựng và phát triển thành hệ thống cửa hàng tiện ích.

- 90% cán bộ y tế xã, y tế thôn bản tham gia thực hiện Chương trình được đào tạo tập huấn về các mô hình thúc đẩy vệ sinh; truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh; thúc đẩy thị trường vệ sinh, kiểm tra, giám sát vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; nhà tiêu trường học và trạm y tế.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp và những người có vai trò lãnh đạo trong cộng đồng như trưởng thôn, già làng, trưởng bản tại địa phương được cung cấp thông tin về tầm quan trọng và các nội dung vệ sinh nông thôn.

2. Mục tiêu Hợp phần vệ sinh của tỉnh

Năm

Số huyện có can thiệp

Số xã đạt vệ sinh toàn xã

Số người được hưởng lợi

2016

03

01

4.663

2017

06

02

14.328

2018

06

03

21.891

2019

04

02

14.227

2020

04

02

17.885

III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Kế hoạch truyền thông được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

[...]