Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2021 về quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 46/KH-UBND
Ngày ban hành 23/02/2021
Ngày có hiệu lực 23/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 ca Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; văn bản số 7262/BNN-TCTS ngày 20/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Nhằm phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời về chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản từ đó khuyến cáo, hướng dẫn cho các cơ sở nuôi thủy sản các biện pháp xử lý, kiểm soát môi trường nước, phòng bệnh cho thủy sản nuôi đạt hiệu quả cao, là cơ sở phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thành phố.

- Nâng cao năng lực, chuyên môn cho cán bộ, người nuôi thủy sản về công tác quan trắc, cảnh báo và xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

2. Yêu cầu

- Quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tập trung, trọng điểm, tại những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối vi nuôi thâm canh và bán thâm canh, từ 200 ha trở lên đối với các vùng nuôi khác.

- Quan trắc, cảnh báo môi trường được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản làm căn cứ quản lý, chỉ đạo sản xuất, kịp thời cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

a) Công tác tập huấn, hội thảo

- Đối tượng được tập huấn, hội thảo: người nuôi thủy sản, cán bộ thú y, thủy sản cấp xã.

- Nội dung tập huấn, hội thảo:

+ Các thông số cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.

+ Các biện pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước trong ao nuôi, bể nuôi thủy sản, các biện pháp xử lý khi môi trường nước nuôi thủy sản bị ô nhiễm.

+ Hướng dẫn trong công tác sử dụng các test nhanh về môi trường nước, máy đo môi trường,...

- Thời gian thực hiện: vào mùa vụ sản xuất chính hoặc vào thời điểm giao mùa, thời điểm xảy ra dịch bệnh.

- Địa điểm tập huấn, hội thảo: tại các xã có vùng nuôi thủy sản có nguy cơ ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.

- Số lượng lớp tập huấn, hội thảo: dự kiến 50 lớp (50 người/lớp).

b) In ấn Sổ tay, tờ rơi về quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

- In ấn sổ tay: từ năm 2022 đến 2025, mỗi năm in ấn 500 cuốn.

- In ấn và phát tờ rơi: năm 2021 là 4.500 tờ; từ 2022-2025 mỗi năm là 6.000 tờ.

- Đối tượng nhận sổ tay, tờ rơi: người nuôi thủy sản, cán bộ cấp xã, huyện trên địa bàn Thành phố.

2. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

2.1. Quan trắc môi trường thủy sản

a) Đối tượng quan trắc

[...]