Kế hoạch 45/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong năm 2024

Số hiệu 45/KH-UBND
Ngày ban hành 08/03/2024
Ngày có hiệu lực 08/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Trương Cảnh Tuyên
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 08 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG TRONG NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 3529/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 05/10/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nhiệm vụ được đề ra trong Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 05/10/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang để thực hiện trong năm 2024.

2. Yêu cầu

a) Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện “Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” trong năm 2024 phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả, làm nền tảng triển khai cho các năm tiếp theo đảm bảo tiến tới đạt các mục tiêu đề ra.

b) Phát huy tối đa tiềm năng và nguồn lực sẵn có về sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm đảm bảo phát triển kinh tế hiệu quả; bảo vệ môi trường, giảm nghèo; thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững và được triển khai tập trung vào các hành động có tính đột phá,..

c) Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.

II. MỤC TIÊU

1. Kịp thời cụ thể hóa các chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh ngay khi Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ban hành.

2. Giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể: dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản.

3. 70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

4. Xây dựng, áp dụng 1 đến 2 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

5. 100% các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững.

6. 100% các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Tỉnh phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững, khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích.

7. Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng.

- Triển khai các công cụ, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải; các chính sách thúc đẩy đầu tư, sản xuất phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường; các chính sách phát triển bền vững phù hợp với lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế.

- Tổ chức hội nghị, tập huấn về tác hại của rác thải nhựa, tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức, phổ biến chuỗi kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào cho vòng đời sản phẩm; thúc đẩy liên kết mạng lưới giữa các nhà: cung cấp nguyên vật liệu - sản xuất - phân phối - người tiêu dùng.

- Đổi mới, đa dạng hóa các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng và chất lượng lao động, tập trung đào tạo lao động có trình độ chuyên môn khoa học và kỹ thuật, chủ động trong việc sử dụng lao động, liên kết và hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo theo nhu cầu của thị trường nhằm chuẩn bị nhân lực cho các ngành ưu tiên thu hút đầu tư, ngành có lợi thế và tiềm năng của tỉnh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ