Kế hoạch 442/KH-UBND năm 2022 về truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 442/KH-UBND
Ngày ban hành 28/11/2022
Ngày có hiệu lực 28/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Hoàng Hải Minh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 442/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình Truyền thông, phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 353/KH-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Góp phần đưa các chủ trương, chính sách, định hướng, nội dung về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đi vào cuộc sống, tạo được sự thống nhất trong triển khai thực hiện từ cấp tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh; góp phần thay đổi tư duy, nâng cao hơn nữa nhận thức và cải thiện năng lực cho cán bộ, đảng viên, người dân cộng đồng xây dựng nông thôn mới với nguyên tắc “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”; phát huy mạnh mẽ sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, huy động được sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, tạo sự đồng thuận và đồng lòng, cùng chung sức xây dựng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Kịp thời cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân điển hình có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới; phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng những kinh nghiệm, những cách làm hay; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, với các mục tiêu cụ thể:

- 100% huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông về nông thôn mới hàng năm và triển khai có hiệu quả.

- 100% huyện, thị xã, thành phố có Cổng thông tin điện tử hoặc trang/chuyên mục thông tin điện tử (website) về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả, tiếp nhận và giải đáp những phản hồi về xây dựng nông thôn mới.

- Tất cả các địa phương, cơ sở trên địa bàn tỉnh sử dụng đúng, hiệu quả logo nông thôn mới và logo OCOP trong các hoạt động truyền thông.

- Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 chuyên mục được phát sóng hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh về Chương trình nông thôn mới và Chương trình OCOP.

- Trên 80% xã có ít nhất 01-02 chương trình phát thanh/tuần về xây dựng nông thôn mới trên đài phát thanh xã.

- Tổ chức tối thiểu 01 cuộc thi về Nông thôn mới/năm (do các tổ chức đoàn thể xã hội cấp tỉnh tổ chức).

- Đào tạo được 1.500 lượt cán bộ cấp huyện, cấp xã, thôn về nghiệp vụ và kỹ năng truyền thông phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Phấn đấu có trên 85% người dân khu vực nông thôn hiếu và đồng thuận về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu

- Truyền thông, thông tin tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, hiệu quả và được tiến hành đồng bộ về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tới toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị và địa phương cũng như đối tượng được tuyên truyền; tuyên truyền có trọng tâm, tránh lãng phí, huy động thêm các nguồn lực khác theo hướng xã hội hóa nhằm góp phần đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ truyền thông, thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền các chủ trương, cơ che, chính sách của Đảng và nhà nước; các quy định, hướng dẫn của Trung ương và địa phương liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.

2. Tuyên truyền những thành tựu, kết quả và kinh nghiệm thực tiễn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.

3. Tuyên truyền nội dung, kết quả thực hiện các Chương trình, Đề án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Chương trình phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị, văn hóa truyền thống; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025,...

4. Tuyên truyền thay đổi tư duy cho cán bộ cơ sở, cộng đồng và người dân nông thôn về phát triển kinh tế nông thôn theo hướng: chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát huy tính đa giá trị của nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững, có trách nhiệm, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ; phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

5. Tuyên truyền đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng chuyển đổi số hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh; đẩy mạnh Chương trình OCOP, phát triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP xanh; đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm, tăng cường chuyển đổi số trong thương mại, kết nối cung - cầu nông sản, gắn với thương mại điện tử, bán hàng online, livestream,...

6. Tuyên truyền về phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn.

7. Tuyên truyền về vai trò kinh tế tập thể, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo; phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ.

8. Tuyên truyền về vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng); vai trò, trách nhiệm của thôn, xã và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.

9. Tuyên truyền, biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân điển hình làm tốt công tác xây dựng nông thôn mới; những mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả; những kinh nghiệm hay trong huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; đồng thời phản ánh những vướng mắc cần tháo gỡ trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

10. Đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh, khẩu hiệu trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (một số câu khẩu hiệu trong công tác truyền thông theo phụ lục đính kèm).

[...]