Kế hoạch 1266/KH-UBND truyền thông, tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum năm 2024

Số hiệu 1266/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2024
Ngày có hiệu lực 12/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1266/KH-UBND

Kon Tum, ngày 12 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG, TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH KON TUM NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Chương trình truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt Chương trình truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum.

Để công tác thông tin, truyền thông thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả, sát thực tiễn, phát huy được vai trò, sức mạnh của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân tham gia, hưởng ứng chương trình, quyết tâm phấn đấu thực hiện hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thông tin, truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum (sau đây gọi tắt là Chương trình), như sau[1]:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các địa phương và Nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa, nội dung và các giải pháp xây dựng nông thôn mới. Từ đó nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong việc tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Tạo sự đồng thuận của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, những kết quả và thành tựu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; làm chuyển biến nhận thức, thái độ, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy vai trò chủ thể của mình, tích cực tham gia hưởng ứng, thực hiện Chương trình. Qua đó thúc đẩy thực hiện phong trào thi đua “ Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các tiềm năng, lợi thế, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Kon Tum đến người dân trong và ngoài tỉnh, góp phần quảng bá, thúc đẩy du lịch tỉnh Kon Tum; giới thiệu các sản phẩm đạt OCOP, các sản phẩm có khả năng phát triển, góp phần vào tăng trưởng kinh tế nông thôn.

- Kịp thời cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân điển hình có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, nhân rộng những kinh nghiệm, những cách làm hay ra toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

2. Yêu cầu

- Thông tin tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2024; các cơ chế chính sách văn bản của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân hiểu và cùng nhau tham gia, thực hiện có hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội được thực hiện thường xuyên liên tục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng gắn liền mới nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả trách hình thức và chạy theo hình thức.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung truyền thông, tuyên truyền

a) Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản của các bộ, ngành Trung ương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2024 và cả giai đoạn 2021 - 2025.

b) Tuyên truyền và tổ chức phát động thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới" và phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’’ cùng với các phong trào và các phong trào thi đua do tỉnh phát động như: Phong trào thi đua "Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025"; cuộc vận động“Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong toàn xã hội; khơi dậy tinh thần quyết tâm, tạo niềm tin, khí thế và sức lan tỏa để thu hút sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư vào xây dựng nông thôn mới.

c) Nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức Đảng, lãnh đạo các cấp, các ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về nông nghiệp - nông dân - nông thôn; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động nêu gương tại cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.

d) Nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới; xác định vai trò của người dân và cộng đồng dân cư thôn là chủ thể; xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng hạ tầng, kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại; thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống; bảo đảm cảnh quan môi trường, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường, quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững; người dân nông thôn có khát vọng khởi nghiệp, thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững.

đ) Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum và các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài tỉnh xây dựng các chuyên mục về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh phát định kỳ hàng tháng; tăng cường xây dựng và đăng tải trên báo, đài, cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của các ngành, các cấp về các bài viết, bản tin về kết quả xây dựng nông thôn mới; các mô hình tiêu biểu, cách làm hay, các điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới…

e) Thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, chế biến nông nghiệp công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại điện tử, bán hàng online, livestream..., đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển ngành nghề nông thôn và sản phẩm OCOP (việc áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ liên doanh; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển; quảng bá các sản phẩm nông sản, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh); quy hoạch hạ tầng gắn với quy hoạch sản xuất, bố trí dân cư nông thôn.

g) Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, những bất cập, hạn chế và những biểu hiện tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong tỉnh; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của các cấp, các ngành và Nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

2. Hình thức tuyên truyền

Tuyên truyền Chương trình nông thôn mới được thực hiện đồng bộ và theo các hình thức thực hiện nhằm bảo đảm phù hợp, thiết thực, hiệu quả, cụ thể:

a) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông: Tuyên truyền trên Báo Kon Tum (Báo giấy và Báo điện tử), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ban ngành và địa phương.

b) Tuyên truyền trên các ấn phẩm: Biên soạn và phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum (Sổ tay, tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang…).

c) Tuyên truyền trên các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề: Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, các Hội nghị chuyên đề về nông thôn mới; kết hợp lồng ghép tổ chức tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể... của các ngành, các địa phương, đơn vị.

[...]