Kế hoạch 4362/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 4362/KH-UBND
Ngày ban hành 06/11/2023
Ngày có hiệu lực 06/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Nguyễn Thanh Hải
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4362/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 06 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Những năm qua, công tác phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh được các cấp, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng: hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 17 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, làng nghề nông thôn, trong đó có 6.093 cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; các cơ sở giải quyết việc làm cho trên 36 nghìn lao động, thu nhập bình quân của lao động đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 18% so với năm 2020. Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn đạt trên 8,7 nghìn tỷ đồng, trong đó tiêu biểu nhóm ngành nghề có doanh thu cao là nhóm ngành nghề dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,6%), nhóm chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản có doanh thu từ hoạt động ngành nghề nông thôn đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 28,7%); kết quả sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống khu vực nông thôn; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế như: các cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ yếu quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ thiếu sự liên kết, hiệu quả chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế; sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng giá trị, sức cạnh tranh còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, nhất là đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; thiết bị, công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa; sản xuất chưa gắn với phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ; còn tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề nông thôn...

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên; tiếp tục khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế, đảm bảo phát triển các ngành nghề nông thôn bền vững, có hiệu quả. Căn cứ Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các Văn bản: số 1732/SNN-PTNT ngày 12 tháng 10 năm 2023 và số 1888/SNN-PTNT ngày 03 tháng 11 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với các nội dung như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiệu quả, bền vững.

2. Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và dựa trên tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm tăng trưởng xanh, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ mới, đổi mới sáng tạo và góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường nông thôn.

3. Chủ trọng bảo tồn, khôi phục và gìn giữ các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, không gian nông thôn và xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp; khơi dậy tiềm năng, phát huy lợi thế của các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với yêu cầu về nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.

4. Đa dạng các hình thức tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình trong sản xuất, kinh doanh các hoạt động ngành nghề nông thôn; hình thành liên kết giữa các hộ sản xuất với các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; tạo bước đột phá trong chuyển dịch từ kinh tế hộ sang kinh tế phát triển hợp tác bền vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển ngành nghề nông thôn bền vững, khai thác phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

2. Mục đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn tăng 6,0-7,0%/năm; thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn tăng trên 2,5 lần so với năm 2020;

- Thu hút thêm khoảng 5 nghìn lao động thường xuyên trong các hoạt động ngành nghề nông thôn;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn từ 80% trở lên, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt từ 35% trở lên;

- Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn;

- 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong các làng nghề, khu sản xuất tập trung đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Ngành nghề nông thôn là hoạt động trọng tâm mang lại thu nhập ổn định và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn; đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững, tích hợp đa giá trị, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của các địa phương.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thông tin, tuyên truyền

- Tăng cường công tác phối hợp trong tổ chức thực hiện, nâng cao vai trò, rõ trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương. Đổi mới phương thức chỉ đạo, đảm bảo sâu sát, hiệu quả; tập trung cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch, chính sách phù hợp, sát thực tiễn để tổ chức thực hiện đảm bảo thống nhất: Xác định phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với chế biến, tạo bước đột phá; nâng cao hiệu quả hoạt động các hình thức tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác...) để tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu gắn với sản phẩm OCOP cho sản phẩm đặc sản, đặc trưng, có lợi thế; phát triển các sản phẩm cần cụ thể hóa thành các dự án để tập trung chỉ đạo toàn diện; tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ các hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ;

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Ðảng, chính quyền và người dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển ngành nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; tạo sự thống nhất về quan điểm, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung nguồn lực cho phát triển ngành nghề nông thôn; khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương, hình thành các làng nghề sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Phát triển ngành nghề nông thôn

a) Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Tăng tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường vào sản xuất, chế biến sản phẩm, ưu tiên phát triển các ngành nghê chế biến tinh, chế biến sâu nâng cao, chất lượng giá trị sản phẩm; kết hợp phương thức sản xuất truyền thống và hiện đại nhằm bảo tồn, phát huy các sản phẩm đặc trưng của các địa phương, gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ