Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 do tỉnh Bình Phước ban hành
Số hiệu | 43/KH-UBND |
Ngày ban hành | 14/02/2023 |
Ngày có hiệu lực | 14/02/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Trần Tuệ Hiền |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/KH-UBND |
Bình Phước, ngày 14 tháng 02 năm 2023 |
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2023
Thực hiện Chương trình số 28-CTr/BCĐ ngày 21/12/2022 của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023, như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục quán triệt, triển khai và thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Trung ương, của tỉnh về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm tăng cường nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng; cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải thường xuyên và đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải được duy trì thành nền nếp, tiến hành trên tất cả các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nền nếp, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, chiếu lệ, vi phạm các quy định về Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo nghiêm túc, bám sát vào nội dung trong các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ chính trị, công tác cải cách hành chính, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng ủy, của các cơ quan hành chính nhà nước đối với công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới; đồng thời, tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đến toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
Quán triệt thực hiện các chủ trương của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật về Quy chế dân chủ như: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; Kết luận số 120- KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định việc “Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Luật thực hiện chủ ở cơ sở (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023).
2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Rà soát phân công lãnh đạo, chuyên viên phụ trách, tham mưu công tác dân vận, dân chủ tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Tiếp tục kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra địa bàn, đơn vị được phân công; tăng cường hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại UBND các xã, phường, thị trấn để giám sát đối với các hoạt động của đơn vị trong việc thực hiện Quy chế dân chủ.
3. Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Chính quyền các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Triển khai thực hiện lồng ghép các nội dung công khai với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tăng cường công tác cải cách hành chính tại cơ sở, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chế độ “một cửa”, “một cửa liên thông”, dịch vụ công trực tuyến tại các xã, phường, thị trấn duy trì nền nếp, hiệu quả, đảm bảo yêu cầu giải quyết công việc nhanh, gọn, thuận lợi cho người dân. Đồng thời, phối hợp mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về thực hiện Quy chế dân chủ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở, gắn với công tác dân vận chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở từng cơ quan, đơn vị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị cơ sở.
Thực hiện nghiêm trách nhiệm tiếp công dân theo quy định; đổi mới và thực hiện phong cách làm việc “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói”, “nói dân hiểu”, “hướng dẫn dân làm”, “làm dân tin”; tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, nhất là những vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, dư luận quan tâm; Giải quyết kịp thời những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân. Thực hiện nghiêm việc niêm yết, công khai lịch tiếp công dân, bố trí địa điểm, phân công cán bộ, công chức tiếp công dân và triển khai công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ, đột xuất đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Chính quyền cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, nâng cao hơn nữa mức hưởng thụ văn hóa cho Nhân dân ở các địa phương trong toàn tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; cuộc vận động “xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
Tăng cường phối hợp giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chức năng để giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh dân tộc, tôn giáo. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.
4. Tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh theo các văn bản của Chính phủ, các Bộ chuyên ngành, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, trọng tâm là Nghị định số 145/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động năm 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở (có hiệu lực từ 01/7/2023).
Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, theo quy định. Trong đó, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo công khai, minh bạch những nội dung cán bộ, công chức, viên chức được biết, những việc công chức, viên chức tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định; tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát của công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; đảm bảo dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị tổ chức có liên quan.
Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 2685/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 26/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành trong giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Thường xuyên kiểm tra, rà soát nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
Nâng cao vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, làm tốt vai trò người đại diện bảo vệ quyền, lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; giữ vững đoàn kết nội bộ, phát huy quyền làm chủ, khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động nâng cao hiểu biết về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan...