Kế hoạch 4257/KH-UBND triển khai uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) và tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella (MR) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022
Số hiệu | 4257/KH-UBND |
Ngày ban hành | 19/08/2022 |
Ngày có hiệu lực | 19/08/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Nguyễn Lộc Hà |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4257/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 19 tháng 8 năm 2022 |
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2.000. Tuy nhiên, bệnh vẫn chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2019 trên toàn cầu có 3 quốc gia vẫn còn lưu hành dịch bại liệt hoang dại (týp 1) là Pakistan, Afghanistan và Nigeria. Khu vực Tây Thái Bình Dương có ba quốc gia là Papua New Guinea (PNG), Trung Quốc và Philippines cũng đã ghi nhận dịch bại liệt do vi rút vắc xin biến đổi di truyền, chủ yếu là týp 1, 2. Tại Philippines đã công bố dịch bại liệt sau 19 năm Thanh toán bệnh Bại liệt. WHO đánh giá đây là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng thấp và tình trạng vệ sinh kém trong nhiều năm qua tại các vùng này. Trước tình hình trên, WHO cũng khuyến cáo các quốc gia trong khu vực cần tăng cường tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm chủng bổ sung phòng bệnh bại liệt cho trẻ vùng nguy cơ cao.
Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi và vi rút Rubella gây ra. Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) mắc đồng thời nhiều dị tật bẩm sinh như dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da, xuất huyết... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Vắc xin sởi và rubella an toàn và có hiệu quả cao trong phòng bệnh. Tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin sởi trên toàn quốc hàng năm đạt trên 95% và tỷ lệ tiêm vắc xin MR cho trẻ 18 tháng tuổi đạt trên 90%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin sởi ở trẻ dưới 2 tuổi đạt 95% là yếu tố cơ bản để loại trừ bệnh sởi. Ngoài ra cần triển khai các đợt tiêm vét, tiêm chiến dịch theo tình hình dịch tễ. Tuy nhiên từ năm 2017 đến 2021 thì tỷ lệ uống vắc xin thấp không đạt 90%.
Tại tỉnh Bình Dương tình hình tiêm chủng vắc xin sởi-rubella và uống vắc xin bại liệt liên tục từ năm 2017 - 2021 đạt tỷ lệ thấp dưới 90%. Do đó việc triển khai hoạt động uống bổ sung vắc xin bại liệt có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa nguy cơ dịch bại liệt quay trở lại; đảm bảo giữ vững thành quả Thanh toán bệnh bại liệt và tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella góp phần quan trọng không để dịch sởi, rubella quay trở lại và góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi và rubella cùng với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai.
Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) và tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella (gọi tắt là Chiến dịch) trên địa bàn tỉnh năm 2022 như sau:
- Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Quyết định số 3421/QĐ-BYT ngày 28/07/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia;
- Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;
- Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn, chẩn đoán và xử trí phản vệ”;
- Quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em;
- Công văn số 1033/BYT-DP ngày 03/03/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm bổ sung vắc xin MR, bOPV.
1. Mục tiêu chung
Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bại liệt, bệnh sởi-rubella trong cộng đồng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, hướng tới thanh toán bệnh sởi.
2. Mục tiêu cụ thể
- ≥ 95% đối tượng trong kế hoạch được uống bổ sung đủ 2 liều vắc xin bại liệt uống nhị liên
- ≥ 95% đối tượng trong kế hoạch được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin sởi - rubella.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI
1. Phạm vi triển khai: toàn tỉnh với 9 huyện/thị/thành phố và 91 xã/phường/thị trấn triển khai chiến dịch uống bổ sung vắc xin bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR.
2. Đối tượng triển khai
- Đối tượng uống/tiêm bổ sung vắc xin bOPV, MR: Trẻ đủ từ 1 tuổi đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai (trẻ sinh ra từ ngày 01/01/2017 đến ngày 05/9/2021) trên địa bàn tỉnh. Bao gồm cả những trẻ có tiền sử tiêm vắc xin có thành phần sởi, rubella trước đó và có tiền sử uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt trước đó.
* Lưu ý:
- Có thể uống kết hợp cùng với tiêm các vắc xin khác.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4257/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 19 tháng 8 năm 2022 |
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2.000. Tuy nhiên, bệnh vẫn chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2019 trên toàn cầu có 3 quốc gia vẫn còn lưu hành dịch bại liệt hoang dại (týp 1) là Pakistan, Afghanistan và Nigeria. Khu vực Tây Thái Bình Dương có ba quốc gia là Papua New Guinea (PNG), Trung Quốc và Philippines cũng đã ghi nhận dịch bại liệt do vi rút vắc xin biến đổi di truyền, chủ yếu là týp 1, 2. Tại Philippines đã công bố dịch bại liệt sau 19 năm Thanh toán bệnh Bại liệt. WHO đánh giá đây là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng thấp và tình trạng vệ sinh kém trong nhiều năm qua tại các vùng này. Trước tình hình trên, WHO cũng khuyến cáo các quốc gia trong khu vực cần tăng cường tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm chủng bổ sung phòng bệnh bại liệt cho trẻ vùng nguy cơ cao.
Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi và vi rút Rubella gây ra. Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) mắc đồng thời nhiều dị tật bẩm sinh như dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da, xuất huyết... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Vắc xin sởi và rubella an toàn và có hiệu quả cao trong phòng bệnh. Tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin sởi trên toàn quốc hàng năm đạt trên 95% và tỷ lệ tiêm vắc xin MR cho trẻ 18 tháng tuổi đạt trên 90%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin sởi ở trẻ dưới 2 tuổi đạt 95% là yếu tố cơ bản để loại trừ bệnh sởi. Ngoài ra cần triển khai các đợt tiêm vét, tiêm chiến dịch theo tình hình dịch tễ. Tuy nhiên từ năm 2017 đến 2021 thì tỷ lệ uống vắc xin thấp không đạt 90%.
Tại tỉnh Bình Dương tình hình tiêm chủng vắc xin sởi-rubella và uống vắc xin bại liệt liên tục từ năm 2017 - 2021 đạt tỷ lệ thấp dưới 90%. Do đó việc triển khai hoạt động uống bổ sung vắc xin bại liệt có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa nguy cơ dịch bại liệt quay trở lại; đảm bảo giữ vững thành quả Thanh toán bệnh bại liệt và tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella góp phần quan trọng không để dịch sởi, rubella quay trở lại và góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi và rubella cùng với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai.
Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) và tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella (gọi tắt là Chiến dịch) trên địa bàn tỉnh năm 2022 như sau:
- Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Quyết định số 3421/QĐ-BYT ngày 28/07/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia;
- Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;
- Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn, chẩn đoán và xử trí phản vệ”;
- Quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em;
- Công văn số 1033/BYT-DP ngày 03/03/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm bổ sung vắc xin MR, bOPV.
1. Mục tiêu chung
Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bại liệt, bệnh sởi-rubella trong cộng đồng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, hướng tới thanh toán bệnh sởi.
2. Mục tiêu cụ thể
- ≥ 95% đối tượng trong kế hoạch được uống bổ sung đủ 2 liều vắc xin bại liệt uống nhị liên
- ≥ 95% đối tượng trong kế hoạch được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin sởi - rubella.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI
1. Phạm vi triển khai: toàn tỉnh với 9 huyện/thị/thành phố và 91 xã/phường/thị trấn triển khai chiến dịch uống bổ sung vắc xin bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR.
2. Đối tượng triển khai
- Đối tượng uống/tiêm bổ sung vắc xin bOPV, MR: Trẻ đủ từ 1 tuổi đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai (trẻ sinh ra từ ngày 01/01/2017 đến ngày 05/9/2021) trên địa bàn tỉnh. Bao gồm cả những trẻ có tiền sử tiêm vắc xin có thành phần sởi, rubella trước đó và có tiền sử uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt trước đó.
* Lưu ý:
- Có thể uống kết hợp cùng với tiêm các vắc xin khác.
- Đối tượng KHÔNG thuộc diện uống/tiêm bổ sung vắc xin bOPV, MR trong Chiến dịch này gồm: Trẻ vừa được tiêm hoặc uống các loại vắc xin sống dưới 01 tháng (30 ngày) tại thời điểm triển khai (bao gồm cả vắc xin có thành phần bại liệt, sởi, sởi-rubella).
Bảng 1. Dự kiến số đối tượng tiêm/uống bổ sung vắc xin bOPV, MR
TT |
Huyện |
Số xã/phường |
Số đối tượng dự kiến |
Ghi chú |
1 |
Thủ Dầu Một |
14 |
3.122 |
Số đối tượng cụ thể cần được điều tra và lập danh sách trước 05 ngày triển khai tiêm vắc xin và phải tách ra 2 nhóm đối tượng: Nhóm 1. Trường học; Nhóm 2: Cộng đồng theo phụ lục đính kèm. |
2 |
Thuận An |
10 |
25.000 |
|
3 |
Dĩ An |
7 |
25.000 |
|
4 |
Tân Uyên |
12 |
2.500 |
|
5 |
Bắc Tân Uyên |
10 |
2.197 |
|
6 |
Phú Giáo |
11 |
1.100 |
|
7 |
Bến Cát |
8 |
2.568 |
|
8 |
Bàu Bàng |
7 |
500 |
|
9 |
Dầu Tiếng |
12 |
542 |
|
|
Tổng cộng |
91 |
61.989 |
* Ghi chú: số đối tượng căn cứ theo nhu cầu đề xuất của các đơn vị trước đó.
3. Thời gian và phương thức triển khai
- Thời gian triển khai: Dự kiến tháng 9 và tháng 10 năm 2022:
+ Tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella: 05/9-26/9/2022. Tiêm vét 27/9-30/9/2022
+ Uống bổ sung vắc xin bại liệt: Tổ chức 2 vòng uống bại liệt bổ sung cách nhau 1 tháng.
- Vòng 1: từ ngày 05/9/2022 đến ngày 26/9/2022. Uống vét 27/9-30/9/2022
- Vòng 2: từ ngày 05/10/2022 đến ngày 26/10/2022. Uống vét 27/10-30/10/2022
Nhằm đạt được mục tiêu của Kế hoạch, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp với đặc thù ở từng địa phương. Chú ý tìm kiếm tích cực các đối tượng tiêm chủng (ở các địa phương dân di biến động, nhóm trẻ ở các khu bảo trợ, xóm trọ, nhà chùa,...), đăng ký quản lý đối tượng, truyền thông huy động tham gia và bố trí các điểm tiêm chủng phù hợp về thời gian, địa điểm.
Có thể tổ chức các điểm tiêm cố định tại Trạm Y tế (TYT) xã, phường, thị trấn và điểm tiêm chủng ngoài Trạm Y tế như trường học, nhóm trẻ,... và thực hiện theo phương thức cuốn chiếu.
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai tiêm chủng, trình Ủy ban nhân dân huyện/thị/thành phố phê duyệt, thực hiện in ấn và cấp phát cho tuyến xã hoặc giao cho tuyến xã tự in ấn các biểu mẫu (phiếu khám sàng lọc tiêm chủng, thư mời, giấy xác nhận tiêm chủng...)
2. Điều tra, lập danh sách đối tượng
- Điều tra đối tượng là một bước quan trọng bắt buộc chuẩn bị tiêm hoặc uống vắc xin để hạn chế tối đa trẻ bị bỏ sót.
- Đầu mối thực hiện: Trạm y tế xã/phường tiến hành điều tra, lập danh sách các đối tượng tiêm chủng. Trẻ có thể đi học mầm non hoặc chưa đi học đang có mặt tại địa phương.
- Hoạt động điều tra, thống kê đối tượng phải được Trung tâm Y tế huyện/thành phố hoàn thành, tổng hợp danh sách, báo cáo số lượng sau khi rà soát về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tối thiểu 5 ngày trước triển khai chiến dịch, phát thư mời khi điều tra.
- Nội dung thực hiện:
+ Rà soát danh sách đối tượng trong sổ quản lý và phần mềm tiêm chủng; sổ quản lý và phần mềm quản lý của cán bộ dân số tại địa phương. Không phân biệt trẻ tạm trú thường trú.
+ Điều tra trong trường học: Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường Mẫu giáo, Mầm non điều tra lịch sử tiêm chủng và lập danh sách theo lớp đối với trẻ đủ 1 tuổi đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai đang học mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ/nhóm trẻ. Cán bộ y tế xã cần trao đổi về kế hoạch phối hợp triển khai với Ban giám hiệu nhà trường; đề nghị nhà trường bố trí giáo viên, cán bộ y tế học đường thống kê, đăng ký đầy đủ học sinh trong độ tuổi theo từng lớp học theo đúng phụ lục 1.
+ Điều tra tại cộng đồng: Trạm Y tế xã/phường phối hợp với Y tế thôn, ấp, cộng tác viên dân số, trưởng thôn, ấp, quân dân y, mạng lưới chính quyền, quản lý tạm trú để rà soát nhóm trẻ thuộc đối tượng không đi học tại cộng đồng. Không lập danh sách các trẻ tại trường học được điều tra trước đó. Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, tránh bỏ sót trẻ chưa được quản lý, đối tượng ở những khu vực giáp ranh, các khu nhà trọ, trẻ di nhập cư, tạm trú, sống lưu động (Lập danh sách theo đúng phụ lục 2).
3. Cung ứng vắc xin bOPV, MR và vật tư tiêm chủng
3.1. Dự trù nhu cầu vắc xin bOPV, MR và vật tư tiêm chủng
- Dựa trên số đối tượng đề xuất từ các huyện/thị/thành phố, các tuyến dự trù nhu cầu vắc xin và vật tư tiêm chủng cần thiết theo công thức dưới đây:
+ Số vắc xin bOPV (liều) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (≥95%) x Hệ số sử dụng vắc xin (1,2) x 2 vòng
+ Số vắc xin MR (liều) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (≥95%) x Hệ số sử dụng vắc xin (1,2)
+ Số bơm kim tiêm 1ml (cái) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (≥95%) x Hệ số sử dụng vắc xin (1,1)
+ Số bơm kim tiêm 5ml (Cái) = Số vắc xin/10 x hệ số sử dụng 1,1
+ Hộp an toàn (cái) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (≥95%) x Hệ số sử dụng vắc xin (1,1)
+ Số đầu ống nhỏ giọt = số lọ vắc xin bOPV
Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin bOPV, MR và vật tư tiêm chủng
TT |
Huyện |
Số đối tượng |
Vắc xin bOPV (liều) |
Vắc xin MR (Liều) |
Bơm kim tiêm 1ml (Cái) |
Bơm kim tiêm 5 ml (Cái) |
Hộp an toàn |
1 |
Thủ Dầu Một |
3.122 |
7.120 |
3.550 |
3.260 |
390 |
35 |
2 |
Thuận An |
25.000 |
57.000 |
28.500 |
26.100 |
3.100 |
275 |
3 |
Dĩ An |
25.000 |
57.000 |
28.500 |
26.100 |
3.100 |
275 |
4 |
Tân Uyên |
2.500 |
5.700 |
2.850 |
2.600 |
300 |
25 |
5 |
Bắc Tân Uyên |
2.182 |
4.980 |
2.490 |
2.200 |
270 |
25 |
6 |
Phú Giáo |
1 100 |
2.520 |
1.250 |
1.150 |
140 |
12 |
7 |
Bến Cát |
2.043 |
4.660 |
2.330 |
2.100 |
250 |
25 |
8 |
Bàu Bàng |
500 |
1.140 |
570 |
550 |
60 |
7 |
9 |
Dầu Tiếng |
542 |
1.240 |
620 |
560 |
70 |
15 |
Cộng: |
61.989 |
141.360 |
70.660 |
64.620 |
7.680 |
694 |
3.2. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin:
- Tuyến tỉnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh dự trù, tiếp nhận và bảo quản vắc xin bOPV, MR tại kho của tỉnh và thực hiện phân phối, cấp phát vắc xin tới từng Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố.
- Tuyến huyện:
+ Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận vắc xin và vật tư tiêm chủng từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản, đồng thời tiến hành phân phối, vận chuyển và cấp phát cho các xã, phường, thị trấn.
+ Thời hạn hoàn thành tiếp nhận vắc xin từ tuyến tỉnh tối thiểu 1 tuần trước khi tiêm chủng.
+ Thời hạn hoàn thành vận chuyển vắc xin tới xã 1-2 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm chủng.
- Tuyến xã: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin cho các điểm tiêm chủng. Thời hạn hoàn thành tiếp nhận vắc xin từ tuyến huyện tối thiểu trước buổi tiêm chủng.
- Thời gian triển khai: Từ ngày 1/9 - 5/9/2022 và 1/10 - 5/10/2022
- Nội dung truyền thông chính: Sự cần thiết tiêm chủng, vắc xin sởi - rubella, vắc xin bại liệt, uống bổ sung trẻ từ 1 - 5 tuổi và chủ động đưa con em uống vắc xin bại liệt.
- Truyền thông trực tiếp thực hiện trước và trong thời gian triển khai kết hợp với điều tra đối tượng.
4.1. Tuyến tỉnh
Sở Y tế (CDC tỉnh) phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng chương trình truyền thông, đưa tin về chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV cho trẻ đủ từ 1 đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai (trẻ sinh từ ngày 01/01/2017 đến 05/9/2021).
Bảng 3. Nội dung các hoạt động truyền thông tuyến tỉnh
STT |
Hình thức |
Nội dung chủ đạo |
Thời lượng phát/ Số trang |
Lần phát/đăng |
1 |
Phóng sự truyền hình |
- Đưa tin về các hoạt động triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV cho trẻ đủ từ 1 tuổi đến 5 tuổi. |
7 phút/lần |
1 lần phát chính và 2 lần phát lại (37,5tr) |
4.2. Tuyến huyện
- Trung tâm Y tế phối hợp với Phòng Y tế xây dựng kế hoạch và bài truyền thông tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền về chiến dịch uống bổ sung vắc xin bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR, cho trẻ đủ 1 tuổi đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai tại 9 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh Bình Dương để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và đưa trẻ đến tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng.
- Tổ chức treo băng rôn tại các tuyến đường chính với nội dung: “Từ ngày..../.... đến ngày..../.../2022, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng để tiêm bổ sung vắc xin ngừa bệnh SỞI-RUBELLA và uống bổ sung vắc xin ngừa bệnh BẠI LIỆT”
4.3. Tuyến xã
- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thông báo hàng ngày trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng.
- Tổ chức treo băng rôn tại các điểm tiêm chủng (lưu động), tại Trạm Y tế (cố định) trước thời điểm tiêm 02 ngày với nội dung: “Từ ngày..../.... đến ngày..../.../2022, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến ……. để tiêm bổ sung vắc xin ngừa bệnh SỞI-RUBELLA và uống bổ sung vắc xin ngừa bệnh BẠI LIỆT”.
4.4. Các trường mẫu giáo, mầm non, các nhóm trẻ trong và ngoài công lập
- Phối hợp TYT xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện truyền thông trực tiếp cho các bậc phụ huynh về sự cần thiết uống bổ sung vắc xin bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR cho trẻ đủ 1 tuổi đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai. Kết hợp điều tra, thực hiện phát giấy mời cho từng đối tượng trước ngày bắt đầu chiến dịch 3 ngày để biết rõ các thông tin cơ bản về đối tượng, địa điểm và thời gian sẽ tổ chức tiêm vắc xin ngừa bệnh sởi - rubella và uống vắc xin ngừa bệnh bại liệt.
*Chú ý: Giấy mời (mẫu đính kèm) ghi rõ ngày, giờ, địa điểm tiêm vắc xin. Có thể phân chia khoảng thời gian đến điểm tiêm theo từng thôn, xóm, tổ dân phố,.. để số đối tượng không tập trung quá nhiều vào một giờ nhất định. Rà soát phát thư mời đúng đối tượng, chỉ mời trẻ đến uống tại 1 điểm thực hiện chiến dịch tại Trường hoặc Trạm Y tế.
5.1. Hình thức triển khai
- Tổ chức triển khai dưới hình thức tiêm chủng bổ sung tại nhà trường kết hợp với tiêm chủng thường xuyên tại cơ sở y tế.
- Triển khai tại trường học: Tiêm chủng cho đối tượng là trẻ em đang học mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ/nhóm trẻ
- Triển khai tại Trạm Y tế: Tiêm chủng cho đối tượng là trẻ không đi học và thực hiện tiêm vét.
5.2. Tổ chức buổi tiêm chủng
a/ Bố trí điểm tiêm chủng
- Nhân lực: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục - Đào tạo, các trường mầm non để bố trí điểm tiêm chủng, tổ chức triển khai uống bổ sung vắc xin bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR cho các đối tượng là trẻ học mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ.
- Phân công nhân lực tại điểm tiêm và phương án hỗ trợ của tuyến trên, đặc biệt là tăng cường cán bộ y tế khám sàng lọc và cấp cứu lưu động.
- Đối với điểm tiêm chủng tại trường học: bố trí một phòng tiêm riêng biệt, tổ chức tiêm cuốn chiếu từng lớp, lần lượt cho từng trẻ. Cần có sự tham gia của thầy/cô giáo tại điểm tiêm chủng.
- Điểm tiêm tại Trạm Y tế: Có thể kết hợp tiêm vét hoặc trong tiêm chủng thường xuyên nếu số lượng không nhiều hoặc có đủ cán bộ y tế.
- Bố trí, thực hiện thực hành đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 trước, trong và sau tiêm chủng theo quy định.
- Cách dùng và đường dùng vắc xin MR: Tiêm dưới da vị trí mặt ngoài phía trên cánh tay, liều tiêm 0,5ml/liều
- Cách dùng và đường dùng vắc xin bOPV: Mỗi trẻ được uống 02 giọt trong 1 lần uống và uống 2 lần cách nhau 1 tháng đúng thời gian triển khai.
- Khuyến cáo gia đình cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tham gia buổi uống vắc xin. Tại điểm tiêm chuẩn bị sẵn nước đường cho trẻ uống khi trẻ đến tiêm vào cuối buổi sáng hay cuối chiều.
- Cấp giấy xác nhận (mẫu đính kèm) sau khi tiêm bổ sung vắc xin MR và/hoặc uống bổ sung vắc xin bOPV vòng 1 và hoàn thành đầy đủ giấy xác nhận sau khi uống bổ sung vắc xin bại liệt vòng 2.
* Lưu ý:
- Tiêm vắc xin MR kết hợp cùng uống vắc xin bOPV vòng 1
- Đối tượng KHÔNG thuộc diện uống/tiêm bổ sung trong Chiến dịch này gồm:
+ Trẻ vừa được tiêm hoặc uống các loại vắc xin sống dưới 01 tháng (30 ngày) tại thời điểm triển khai.
+ Trẻ đã vừa được tiêm/uống vắc xin có thành phần bại liệt, tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi, rubella trong vòng 01 tháng (30 ngày) trở lại đây tại thời điểm triển khai.
b/ Đảm bảo an toàn tiêm chủng
- Quy trình tổ chức buổi tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm phụ thuộc vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm cho riêng vắc xin bOPV, MR
- Khám sàng lọc trước tiêm chủng theo Quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
- Bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng nếu có.
c/ Rà soát và tiêm vét
Những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét. Tiêm vét là hoạt động bắt buộc cần được dự kiến trong kế hoạch. Để hạn chế số trẻ bị bỏ sót cần thực hiện các nội dung sau:
- Trong buổi tiêm: Phối hợp với các cộng tác viên cơ sở để thông báo và vận động cha mẹ đưa trẻ đến tiêm chủng. Bổ sung thêm vào danh sách các trẻ vãng lai và thống kê riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo.
- Vào cuối mỗi buổi tiêm: Đánh dấu và xác định các trẻ chưa tiêm trong danh sách đã đăng ký ban đầu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được tiêm để đưa trẻ đến.
- Cuối đợt: Tổng hợp số lượng trẻ chưa tiêm cần được tiêm vét để bố trí đội tiêm, xác định thời gian và hậu cần vật tư cho tiêm vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian tiêm vét và huy động trẻ đối tượng ra tiêm.
- Đối với các trường hợp tạm hoãn: Cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng.
- Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm bổ sung vắc xin bao gồm điều tra đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).
- Kiểm tra, giám sát trong triển khai: Giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm).
- Kiểm tra, giám sát sau triển khai: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, nhập liệu lên hệ thống tiêm chủng quốc gia, thống kê báo cáo.
- Thực hiện báo cáo kết quả uống bổ sung vắc xin bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR lên tuyến trên hàng ngày trong thời gian tổ chức tiêm chủng (Phụ lục 3A, 3B) và báo cáo tổng hợp kết quả trong vòng 3 ngày sau khi kết thúc hoạt động đối với tuyến xã/phường, 7 ngày đối với tuyến huyện, và 14 ngày đối với tuyến tỉnh (Phụ lục 4).
- Theo dõi, báo cáo tình hình phản ứng sau tiêm vắc xin theo thường quy, báo cáo kết quả cùng với báo cáo tiêm chủng. Các trường hợp tai biến nặng được điều tra và báo cáo theo quy định.
- Theo dõi tình hình nhập liệu lên hệ thống tiêm chủng mở rộng quốc gia.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch uống bổ sung vắc xin bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí bổ sung triển khai chiến dịch.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ban ngành liên quan huy động nhân lực hỗ trợ các hoạt động truyền thông, tổ chức triển khai tiêm vắc xin.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành triển khai kế hoạch, theo dõi, kiểm tra tình hình triển khai kế hoạch.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
+ Xây dựng kế hoạch triển khai uống bổ sung vắc xin bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR
+ Dự trù đảm bảo đủ vắc xin, vật tư cho chiến dịch.
+ Tổ chức tập huấn triển khai chiến dịch cho các đơn vị.
+ Thực hiện tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư y tế cho Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố theo đúng quy định, hướng dẫn chuyên môn.
+ Tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV trong tháng 9, 10 năm 2022. Khoa Truyền thông, Giáo dục sức khỏe - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, báo chí, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai truyền thông về chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh Sởi-Rubella (MR) và uống bổ sung vắc xin phòng bệnh bại liệt (bOPV);
+ Thực hiện giám sát chuyên môn trong Chiến dịch; giám sát sự cố bất lợi sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế.
+ Phối hợp với các TTYT huyện, thị xã, thành phố theo dõi, giám sát việc triển khai chiến dịch tại các điểm tiêm chủng;
+ Tổng hợp báo cáo định kì, báo cáo đột xuất theo yêu của tuyến trên.
- Chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh và các đơn vị y tế (công lập và ngoài công lập) bố trí đầy đủ đội cấp cứu và vận chuyển cấp cứu tại các địa phương.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố:
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai tiêm bổ sung vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV. Phối hợp với ngành giáo dục trong công tác chỉ đạo, điều tra đối tượng tại các trường học. Tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV trong tháng 9, 10 năm 2022.
+ Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin được cấp phát, hạn chế tối đa hao phí vắc xin trong quá trình tổ chức tiêm.
+ Bố trí các điểm tiêm phù hợp với số đối tượng cần được tiêm chủng và số lượng vắc xin được phân bổ
+ Tham mưu xin kinh phí địa phương hỗ trợ triển khai chiến dịch trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
+ Phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tổ chức điểm tiêm, buổi tiêm đảm bảo các quy định chuyên môn; đặc biệt đảm bảo yêu cầu an toàn phòng dịch; đảm bảo sẵn sàng xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
+ Xây dựng các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm nhằm cấp cứu và xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.
+ Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về tình hình tiếp nhận, sử dụng vắc xin, kết quả thực hiện tiêm hàng ngày và khi kết thúc đợt tiêm về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Sở Y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tiêm vắc xin (tuyến xã, phường, thị trấn):
+ Tổ chức thực hiện hoạt động tiêm bổ sung vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV theo kế hoạch
+ Phối hợp trường học rà soát điều tra đối tượng kết hợp truyền thông trực tiếp và phát thư mời trong quá trình điều tra đối tượng.
+ Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, chất lượng về chuyên môn tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Nhập danh sách trẻ được tiêm/uống bổ sung vắc xin lên hệ thống tiêm chủng quốc gia.
+ Cấp giấy xác nhận tiêm/uống vắc xin bổ sung vắc xin cho trẻ ngay tại điểm tiêm.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng hướng dẫn hoặc tiếp nhận xử trí kịp thời khi có trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin liên hệ hoặc trực tiếp đến cơ sở; báo cáo đầy đủ thông tin tình hình tiếp nhận, xử trí các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm tại cơ sở y tế theo quy định.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện/thị/thành phố, các trường học phối hợp với ngành y tế trong triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi-Rubella (MR) và uống bổ sung vắc xin phòng bệnh bại liệt (bOPV):
+ Huy động giáo viên, nhân viên của các trường tham gia hỗ trợ công tác tổ chức tiêm chủng tại trường: Rà soát, lập danh sách và quản lý thông tin theo từng lớp học, ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh Sởi-Rubella (MR) và uống bổ sung vắc xin phòng bệnh bại liệt (bOPV), vận động phụ huynh cho trẻ tiêm chủng.
+ Hỗ trợ công tác tổ chức tại điểm tiêm: tiếp nhận, điều phối đảm bảo khoảng cách, mời trẻ và phụ huynh đến tiêm, ghi nhận các sự cố bất lợi sau tiêm của trẻ, thống kê kết quả tiêm chủng và báo cáo về trạm Y tế trên địa bàn.
- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV tại các trường học.
- Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Căn cứ nguồn kinh phí địa phương hàng năm và dự toán của Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh cấp đủ kinh phí cho triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh Sởi-Rubella (MR) và uống bổ sung vắc xin phòng bệnh bại liệt (bOPV) theo quy định.
- Hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, lập danh sách trẻ đủ 1 tuổi đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai không đi học tại địa phương hoặc tại các cơ sở giáo dưỡng trẻ mồ côi, ... để mời tiêm chủng.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thực hiện công tác tuyên truyền Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh Sởi-Rubella (MR) và uống bổ sung vắc xin phòng bệnh bại liệt (bOPV) cho trẻ trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh thông tin tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV cho trẻ trên địa bàn tỉnh, thời gian và địa điểm triển khai để người dân biết đưa trẻ đến tiêm chủng.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ trì, chỉ đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế rà soát trẻ trong các trường mầm non/nhà trẻ nhóm trẻ trong, ngoài công lập, trẻ ngoài cộng đồng và tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR và uống bổ sung vắc xin bOPV theo quy định.
- Huy động nhân lực của các đơn vị trực thuộc, trang thiết bị và phương tiện tham gia phục vụ công tác hậu cần, an ninh, tổ chức chiến dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp Trung tâm Y tế giám sát buổi tiêm tuân thủ yêu cầu chuyên môn tại các địa điểm, đảm bảo các yêu cầu khác về phòng, chống dịch.
- Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm/uống vắc xin theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí địa phương cho triển khai chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn.
1. Kinh phí Trung ương và nguồn viện trợ:
- Vắc xin bOPV, MR trong chiến dịch từ nguồn Trung ương hỗ trợ;
- Vật tư tiêm chủng (BKT 1ml, 5ml, hộp an toàn): từ nguồn viện trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19.
2. Kinh phí địa phương: bổ sung kinh phí (Phụ lục 5 dự kiến kinh phí đính kèm)
- Tuyến tỉnh: Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính rà soát kinh phí để đề xuất bổ sung theo quy định.
- Tuyến huyện: Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết chiến dịch uống bổ sung bOPV và tiêm bổ sung vắc xin MR trình UBND huyện/thị/thành phố phê duyệt và bố trí kinh phí.
Trên đây là kế hoạch Triển khai uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) và tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella (MR) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022, yêu cầu các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
|
TM.ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG CẦN TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA (MR) VÀ UỐNG VẮC XIN BẠI LIỆT (bOPV) TẠI TRƯỜNG HỌC(1)
Tỉnh/TP………………………………………………. Huyện ……………………………………..
Xã/phường/thị trấn…………………………………. Trường……………. Lớp(2):……………..
TT |
Họ và tên(3) |
Ngày tháng năm sinh(4) |
Họ tên bố (mẹ) |
Địa chỉ nơi ở (thôn, ấp, tổ) |
Điện thoại |
Ngày tiêm vắc xin MR, uống bOPV(5) |
Ghi chú(6) |
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
…………, ngày
tháng năm
202... |
1. Đối tượng là tất cả đủ từ 1 tuổi đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai.
2. Danh sách đối tượng được lập theo từng lớp.
3. Các trẻ mới được tiêm/uống các loại vắc xin sống hoặc vắc xin có thành phần bại liệt, sởi, sởi-rubella dưới 01 tháng (30 ngày) tại thời điểm triển khai vẫn đưa vào danh sách nhưng ghi rõ ngày tiêm liều vắc xin (không tính vào số đối tượng tiêm trong chiến dịch này). Khuyến khích dùng mực khác màu khi lập danh sách cho những trẻ này để dễ phân biệt, đồng thời ghi vào cột “Ghi chú” loại vắc xin nào đã tiêm.
4. Viết theo định dạng 2 ký tự ngày, 2 ký tự tháng, 2 ký tự năm. Ví dụ: ngày sinh 02/03/16.
5. Cột ngày tiêm sẽ do cán bộ y tế điền ngay sau khi đối tượng được tiêm vắc xin.
6. Nếu đối tượng bị hoãn tiêm, vắng mặt, chuyển nơi ở, chuyển trường/lớp, bị ốm, bị mắc bất cứ bệnh nào tại thời điểm tiêm vắc xin hoặc có tiền sử phản ứng với vắc xin sởi, sởi-rubella, bOPV trước đó thì ghi thông tin vào cột ghi chú.
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG CẦN TIÊM VẮC XIN SỞI-RUBELLA (MR) VÀ UỐNG VẮC XIN BẠI LIỆT (bOPV) TẠI CỘNG ĐỒNG (1)
Tỉnh/TP……………………………………………………. Huyện ……………………………………….
Xã………………………………………………………….. Thôn/ấp/tổ(2) ………………………………
TT |
Họ và tên(3) |
Ngày tháng năm sinh(4) |
Họ tên bố (hoặc mẹ) |
Địa chỉ nơi ở |
Số điện thoại |
Ngày tiêm vắc xin MR, uống bOPV(5) |
Ghi chú(6) |
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
|
/ / |
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
…………, ngày
tháng năm
202... |
1. Đối tượng là tất cả trẻ đủ từ 1 tuổi đến 5 tuổi tính đến thời điểm triển khai.
2. Danh sách điều tra đối tượng được lập theo từng thôn/ấp/tổ.
3. Các trẻ mới được tiêm/uống các loại vắc xin sống hoặc vắc xin có thành phần bại liệt, sởi, sởi-rubella dưới 01 tháng (30 ngày) tại thời điểm triển khai vẫn đưa vào danh sách nhưng ghi rõ ngày tiêm liều vắc xin (không tính vào số đối tượng tiêm trong chiến dịch này). Khuyến khích dùng mực khác màu khi lập danh sách cho những trẻ này để dễ phân biệt, đồng thời ghi vào cột “Ghi chú” loại vắc xin nào đã tiêm.
4. Viết theo định dạng 2 ký tự ngày, 2 ký tự tháng, 2 ký tự năm. Ví dụ: ngày sinh 02/03/16.
5. Cột ngày tiêm sẽ do cán bộ y tế điền sau khi đối tượng được tiêm vắc xin.
6. Nếu đối tượng bị hoãn tiêm, vắng mặt, chuyển nơi ở, chuyển trường/lớp, bị ốm, bị mắc bất cứ bệnh nào tại thời điểm tiêm vắc xin hoặc có tiền sử tiền sử phản ứng với vắc xin sởi, sởi-rubella, OPV trước đó thì ghi thông tin vào cột ghi chú.
BỘ Y TẾ |
|
Khu vực: Tỉnh/thành phố: Huyện/Quận/Thị xã: Phường/Xã: |
Từ ngày / /202… đến ngày / /202… |
TT |
Địa phương |
Vắc xin MR (Liều) |
Kết quả tiêm vắc xin MR |
Số trường hợp phản ứng sau tiêm chủng |
||||||||||
Số nhận |
Số sử dụng (tính theo liều các lọ đã mở) |
Số đối tượng cần tiêm MR |
Số tiêm được |
Số chống chỉ định |
Số tạm hoãn |
Số tiêm vãng lai |
Phản ứng thông thường |
Tai biến nặng sau tiêm chủng |
||||||
Số trường hợp* |
Sốt ≤39°C |
Sốt >39°C |
Sưng, đau tại chỗ tiêm |
Các triệu chứng khác |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng dồn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Tổng hợp số trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng (có trường hợp >1 triệu chứng)
|
Ngày tháng năm |
BỘ Y TẾ |
|
Khu vực: Tỉnh/thành phố: Huyện/Quận/Thị xã: Phường/Xã: |
Từ ngày / /202… đến ngày / /202… |
TT |
Địa phương |
Vắc xin bOPV (Liều) |
Kết quả uống vắc xin bOPV |
Số trường hợp phản ứng sau tiêm chủng |
||||||||||
Số nhận |
Số sử dụng (tính theo liều các lọ đã mở) |
Số đối tượng cần uống bOPV |
Số tiêm được |
Số chống chỉ định |
Số tạm hoãn |
Số tiêm vãng lai |
Phản ứng thông thường |
Tai biến nặng sau tiêm chủng |
||||||
Số trường hợp* |
Sốt ≤39°C |
Sốt >39°C |
Sưng, đau tại chỗ tiêm |
Các triệu chứng khác |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng dồn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Tổng hợp số trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng (có trường hợp >1 triệu chứng)
|
Ngày tháng năm |
TỈNH: _____________ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……………., ngày tháng năm 202… |
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN bOPV VÀ TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN MR NĂM 202...
I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI
Kết quả chung:
Năm sinh |
Số đối tượng |
Kết quả tiêm vắc xin MR |
Kết quả uống vắc xin bOPV |
Ghi chú |
||
Số trẻ đã tiêm MR |
Tỷ lệ (%) |
Số trẻ đã uống bOPV |
Tỷ lệ (%) |
|||
2017 |
|
|
|
|
|
|
2018 |
|
|
|
|
|
|
2019 |
|
|
|
|
|
|
2020 |
|
|
|
|
|
|
2021 |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
Trẻ vãng lai |
|
|
|
|
|
|
Kết quả theo địa phương:
Huyện |
Số đối tượng |
Kết quả triển khai tiêm vắc xin MR |
Số trẻ vãng lai |
Phản ứng sau tiêm chủng |
|||||
Tại trường học |
Tại TYT |
Nơi khác |
Tổng số trẻ |
Tỷ lệ (%) |
Thông thường |
Tai biến nặng |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện |
Số đối tượng |
Kết quả triển khai uống vắc xin bOPV |
Số trẻ vãng lai |
Phản ứng sau tiêm chủng |
|||||
Tại trường học |
Tại TYT |
Nơi khác |
Tổng số trẻ |
Tỷ lệ (%) |
Thông thường |
Tai biến nặng |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiêm chủng vùng nguy cơ cao:
- Số thôn/ấp/bản/tổ vùng khó khăn: …………………
- Nhóm đối tượng khó tiếp cận: …………………
- Số đối tượng vùng khó tiếp cận:………………… Số tiêm được: …………………
đạt…………%
- Lý do không tiêm chủng: …………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
- Số xã/phường có tỷ lệ tiêm chủng thấp:
○ <50%:………………… (đơn vị)
○ 50-80%:……………… (đơn vị)
○ 80-<90%:…………….. (đơn vị)
II. PHẢN ỨNG SAU TIÊM VẮC XIN MR/UỐNG VẮC XIN bOPV, CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ TẠM HOÃN
1. Liệt kê những dấu hiệu thường gặp sau khi tiêm vắc xin MR/uống vắc xin bOPV |
Số ca |
|
………… (trường hợp) |
|
………… (trường hợp) |
|
………… (trường hợp) |
2. Số trường hợp phải chống chỉ định |
………… (trường hợp) |
- Vắc xin MR |
………… (trường hợp) |
- Vắc xin bOPV |
………… (trường hợp) |
3. Số trường hợp tạm hoãn |
………… (trường hợp) |
- Vắc xin MR: |
………… (trường hợp) |
Lý do: ……………………………………………………………. |
………… (trường hợp) |
……………………………………………………………………………. |
………… (trường hợp) |
- Vắc xin bOPV: |
………… (trường hợp) |
Lý do: …………………………………………………………………… |
………… (trường hợp) |
…………………………………………………………………………… |
………… (trường hợp) |
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo
-
-
-
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Thời gian triển khai
- Thời gian chung triển khai tiêm/uống vắc xin………. tại ………… xã/ ……………. huyện: Từ ngày tháng năm 20 đến ngày tháng năm 20
- Tổng số điểm tiêm chủng: …………, trong đó:
○ Số điểm tiêm chủng tại trạm: ……….
○ Số điểm tiêm chủng tại trường học: ………
○ Số điểm tiêm chủng khác: …………
2.2. Hoạt động truyền thông
a. Lễ phát động: ... Có; ... Không
- Tuyến tỉnh (ngày tổ chức): ……………………..
- Tuyến huyện: ……/……… huyện tổ chức lễ phát động
- Tuyến xã: ……./……… xã tổ chức lễ phát động
b. Công tác tuyên truyền
Công tác thực hiện |
Số lượt |
Tổng số lượt tuyên truyền trên báo, đài địa phương |
|
Số buổi phát thanh trên loa truyền thanh xã/thị trấn |
|
Tổng số lớp huấn luyện đã mở tại địa phương |
|
Tổng số người tham dự |
|
Các tài liệu do địa phương phát hành |
|
Các hình thức tuyên truyền khác |
|
2.3. Hậu cần
a. Số phương tiện đã sử dụng:
Ô tô:………………..; Xe máy:…………….; Xe đạp:………………..
Ghe:………………..; Thuyền:…………….; Ngựa:…………………; Khác:……………………
b. Cấp vắc xin, vật tư tiêm chủng
Vật tư, vắc xin |
Có sẵn/ Tồn |
Được cấp trong TCMR |
Tự mua |
Sử dụng* |
Hủy |
Tồn |
Dây chuyền lạnh |
|
|
|
|
|
|
Tủ lạnh (cái) |
|
|
|
|
|
|
Tủ đá (cái) |
|
|
|
|
|
|
Hòm lạnh (cái) |
|
|
|
|
|
|
Phích vắc xin (chiếc) |
|
|
|
|
|
|
Bình tích lạnh (cái) |
|
|
|
|
|
|
Số đá lạnh sử dụng (kg) |
|
|
|
|
|
|
Vắc xin, vật tư |
|
|
|
|
|
|
Vắc xin bOPV (liều) |
|
|
|
|
|
|
Vắc xin MR (liều) |
|
|
|
|
|
|
BKT 1 ml (cai) |
|
|
|
|
|
|
BKT 5 ml (cái) |
|
|
|
|
|
|
Hộp an toàn (chiếc) |
|
|
|
|
|
|
Vật tư khác: |
|
|
|
|
|
|
*: Số liều vắc xin đã cho trẻ uống và số liều còn lại trong các lọ đã mở nhưng không sử dụng hết được tính vào số sử dụng.
2.4. Kinh phí
Nguồn kinh phí |
Số kinh phí (đồng) |
1. Ngân sách Trung ương cấp (nếu có) |
|
2. Ngân sách địa phương cấp |
|
- Tỉnh: |
|
- Huyện: |
|
- Xã: |
|
Các nguồn khác (ghi cụ thể) |
|
Các hình thức hỗ trợ khác (ghi cụ thể) |
|
Tổng cộng |
|
2.5. Công tác giám sát và nhân lực triển khai
a. Công tác giám sát
- Tuyến tỉnh: Số lượt giám sát:…………..lượt; Số người giám sát:………người; số điểm giám sát:……. điểm.
- Tuyến huyện: Số lượt giám sát:………..lượt; Số người giám sát:………người; số điểm giám sát:……. điểm.
b. Nhân lực trực tiếp tham gia
Cán bộ y tế |
Lượt người |
|
Người tình nguyện |
Lượt người |
Khối cơ quan quản lý |
|
Giáo dục |
|
|
Khối bệnh viện |
|
Hội chữ Thập đỏ |
|
|
Khối trường Y |
|
Hội phụ nữ |
|
|
Khối Y học dự phòng |
|
Mặt trận Tổ quốc |
|
|
Quân Y và Y tế các ngành khác |
|
Đoàn Thanh niên |
|
|
Ban, Ngành, đoàn thể khác |
|
|||
Tổng số |
|
Tổng số |
|
IV. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
V. NHẬN XÉT
Người tổng hợp |
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ |