Kế hoạch 4217/KH-UBND năm 2022 về cải cách hành chính Nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Số hiệu 4217/KH-UBND
Ngày ban hành 29/12/2022
Ngày có hiệu lực 29/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Thành Đô
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4217/KH-UBND

Điện Biên, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo liên thông, đồng bộ, thống nhất thực hiện hiệu quả công tác quản lý của cơ quan Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực uy tín trong thực hiện nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân và sự phát triển của tỉnh.

- Triển khai hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng lộ trình quy định tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030.

- Cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức; đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh nhận thức đầy đủ, xác định công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, thường xuyên.

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC của Chính phủ; Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh đảm bảo khoa học, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả. Gắn CCHC với cải cách tư pháp; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

- Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt trong CCHC giai đoạn vừa qua, đồng thời chủ động nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng những sáng kiến, giải pháp mới để CCHC là khâu đột phá trong công tác quản lý của tỉnh.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC theo Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy. Quán triệt phương châm 5 dễ “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát” trong triển khai tổ chức thực hiện.

II. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Cải cách thể chế

1.1. Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi.

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật: Tiếp tục rà soát, thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp với tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, trái với quy định trong văn bản của cấp trên để kịp thời ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế phù hợp với thẩm quyền và thực tiễn địa phương.

1.2. Công tác theo dõi thi hành pháp luật

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động về theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật và xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo quy định.

- Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, thông qua hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, các cơ quan, đơn vị tăng cường năng lực phản ứng chính sách, xử lý các vấn đề mới phát sinh gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

1.3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn.

- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với hoạt động chuyển đổi số, từng bước đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm sự kết nối, lồng ghép các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các Chương trình phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh tại địa phương.

[...]