Kế hoạch 4204/KH-UBND năm 2022 triển khai hoạt động Chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 4204/KH-UBND
Ngày ban hành 09/12/2022
Ngày có hiệu lực 09/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Minh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4204/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Quyết định số 2779/QĐ-BYT ngày 04/6/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Công văn số 5925/BYT-KH-TC ngày 23/7/2021 của Bộ Y tế về việc rà soát, chuyển nội dung nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương.

Thực hiện Công văn số 5125/BYT-BM-TE ngày 19/9/2022 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn lập kế hoạch triển khai hoạt động Chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên giai đoạn 2022 - 2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động Chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số chuyển về nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2023 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện sức khỏe, giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ em, phấn đấu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

2. Chỉ tiêu cụ thể năm 2023

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ: 83%.

- Tỷ lệ đẻ do nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ 99%.

- Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tại nhà sau sinh trong 06 tuần đầu 75%.

- Tỷ số tử vong mẹ: 20/100.000 trẻ đẻ sống.

- Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi: 11,5‰.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Đối tượng can thiệp trực tiếp:

+ Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

+ Vị thành niên/thanh niên.

- Đối tượng can thiệp gián tiếp: Nhân viên y tế tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản trong toàn tỉnh.

- Đối tượng có liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản: Các nhà hoạch định chính sách có liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản; cha mẹ, thầy cô, cán bộ đoàn thanh niên, cán bộ hội phụ nữ,…

2. Thời gian thực hiện: Năm 2023.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản

- Tăng cường các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông cho cộng đồng về: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là kiến thức và thực hành đúng về tình dục an toàn, phòng tránh mang thai, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tính sẵn có và chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Cải thiện các nội dung, đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt chú trọng tới các loại hình truyền thông như: Internet, mạng xã hội, các ứng dụng trên điện thoại thông minh… để tiếp cận đến mọi đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

- Cập nhật các tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản toàn diện cho cán bộ y tế và cộng đồng, chú trọng các nhóm đối tượng ưu tiên.

[...]