Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2023 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 -2025

Số hiệu 303/KH-UBND
Ngày ban hành 12/09/2023
Ngày có hiệu lực 12/09/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 303/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 9 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, TẬP TRUNG VÀO CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2023 -2025

Thực hiện Quyết định số 2779/QĐ-BYT ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành y tế trong công tác chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

- Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng; củng cố mạng lưới cấp cứu và điều trị sản khoa, nhi khoa; ưu tiên triển khai các giải pháp can thiệp nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em. Qua đó, từng bước giảm sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe, tỷ lệ tử vong mẹ, sơ sinh và trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm đối tượng ưu tiên; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các cấp theo hướng chuyên sâu.

- Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cần tích cực, chủ động trong việc triển khai các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

- Xác định rõ đối tượng can thiệp là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ trong thời gian mang thai, trong cuộc đẻ, sau đẻ, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi, người chăm sóc trẻ từ 0-24 tháng tuổi và cộng đồng. Trong đó, cần ưu tiên đối tượng sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc ít người.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, tập trung vào cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ưu tiên các vùng khó khăn nhằm giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền hướng tới thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, thu hẹp sự khác biệt về tử vong mẹ và các chỉ tiêu sức khỏe bà mẹ, cụ thể:

+ Giảm tỷ số tử vong mẹ xuống còn 42/100.000 trẻ đẻ sống, trong đó khu vực miền núi xuống còn 70/100.000 trẻ đẻ sống;

+ Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thai kỳ lên 85%, trong đó khu vực miền núi đạt 81%;

+ Duy trì tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế ở mức 99%

+ Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ 100%, trong đó khu vực miền núi đạt 99%;

+ Tăng tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tại nhà trong tuần đầu sau sinh đạt 95%, trong đó khu vực miền núi 75%;

+ Giảm tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai xuống dưới 20%, trong đó khu vực miền núi 23%.

- Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng sức khỏe trẻ em, thu hẹp khoảng cách về tử vong và các chỉ tiêu sức khỏe trẻ em/ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

+ Giảm tỷ suất tử vong sơ sinh xuống dưới 9‰, trong đó khu vực miền núi xuống 15‰;

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới một tuổi xuống còn 18,2‰, trong đó khu vực miền núi xuống còn 18,7‰;

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 28,4‰, trong đó khu vực miền núi xuống còn 29,5‰;

+ Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.500 gram xuống dưới 7%, trong đó khu vực miền núi xuống còn 10%;

+ Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm đạt 85%, trong đó khu vực miền núi đạt 80%;

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 17%, trong đó khu vực miền núi 26,5%.

III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Nhóm giải pháp về truyền thông vận động và truyền thông giáo dục sức khỏe

[...]