Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 42/KH-UBND
Ngày ban hành 22/06/2016
Ngày có hiệu lực 22/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Thân Đức Hưởng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/KH-UBND

Cà Mau, ngày 22 tháng 06 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới; giai đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong các lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới; tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, góp phần xóa bỏ định kiến, quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và xã hội giai đoạn 2016-2020.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2020:

- 100% đơn vị truyền thông trong tỉnh có chuyên mục, chuyên đề có nội dung về giới, định kiến giới, hành vi bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ.

- 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện, được tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

- 95% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành tham gia tọa đàm, hội thảo và tập huấn nâng cao kiến thức về giới.

- 100% nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ cán bộ trong diện quy hoạch được trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng quản lý, lãnh đạo.

- 95% người có nhu cầu hỗ trợ về bình đẳng giới được tiếp cận ít nhất một dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới.

II. NỘI DUNG

1. Công tác truyền thông

Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của các cấp, các ngành, các gia đình và cộng đồng về bình đẳng giới.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, phóng viên, cộng tác viên và cán bộ cơ sở phụ trách công tác truyền thông.

Ngoài Luật Bình đẳng giới và một số chính sách về giới, cần phối hợp tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, “Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)” đến các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trên phạm vi toàn tỉnh.

Hàng năm lựa chọn mô hình thí điểm lồng ghép nội dung về bình đẳng giới vào nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ tại xã, phường, thị trấn và trong trường học, doanh nghiệp; xây dựng, duy trì và phát triển đa dạng các chương trình, sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó chú trọng chương trình thông tin cơ sở; tổ chức các chiến dịch truyền thông thu hút nam giới và trẻ em trai tham gia thúc đy bình đẳng giới, chia sẻ trách nhiệm gia đình, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong cộng đồng và xã hội.

2. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức nghiệp vụ về hoạt động bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cho cán bộ cơ sở và mạng lưới cộng tác viên ở ấp, khóm. Đồng thời tổ chức tọa đàm, hội thảo để các cán bộ làm công tác bình đẳng giới có thêm kiến thức về bình đẳng giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các hoạt động của các phong trào, các hội ở cơ sở.

3. Triển khai cao điểm “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm với các hoạt động chính sau: Treo băng rôn tuyên truyền, pa nô, tờ rơi, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

4. Khảo sát, đánh giá định kỳ về thực trạng tình hình đội ngũ nữ cán bộ quản lý, kiến nghị kịp thời các biện pháp, chính sách có liên quan đến công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nữ ở các cấp.

5. Mở rộng quy mô và nội dung các hoạt động về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp và năng lực của đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch vào các chức danh quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp; tạo nguồn tham gia các cấp ủy Đảng, các cơ quan dân cử và tổ chức chính trị - xã hội. Hàng năm tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ phụ nữ ở các tỉnh bạn.

6. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong những lĩnh vực có nguy cơ bất bình đẳng giới cao như: Mô hình phụ nữ đồng bào dân tộc; mô hình về ngăn ngừa, giảm thiu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đưa các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm và hằng năm cấp tỉnh đến cơ sở. Duy trì việc thực hiện có hiệu quả về cơ chế báo cáo, thông tin thường xuyên tới lãnh đạo các cấp về công tác bình đẳng giới.

2. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục vận động xã hội nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người trong lực lượng vũ trang, sinh viên, học sinh các cấp và nhân dân. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và xử lý kịp thời các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới.

3. Các cấp, các ngành tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với công tác bình đẳng giới, tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới.

4. Phát triển hệ thống dịch vụ đảm bảo về chất lượng hỗ trợ nữ và nam bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tăng cường xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động bình đẳng giới.

[...]