Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 169/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2016
Ngày có hiệu lực 18/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 169/KH-UBND

Hà Giang, ngày 18 tháng 07 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Quyết định s2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ Tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định s1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ Tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình Quc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới. Sau 05 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới, các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới đã đạt được một số kết quả bước đầu, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng của nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục và đào tạo, văn hóa thông tin, trong tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đời sống gia đình, v,v...; nhận thức về giới, bình đẳng giới đã có sự chuyển biến trong cộng đồng dân cư và các tầng lớp nhân dân; đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bình đẳng giới từ tỉnh đến cơ sở từng bước được kiện toàn, bi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức về bình đẳng giới.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bình đẳng giới. Tham mưu cho tỉnh thành lập và kiện toàn Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp. Triển khai các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác bình đẳng giới, nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới cho 2.778 lượt cán bộ nữ là đại biu HĐND, nữ lãnh đạo quản lý, cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới, cán bộ pháp chế, cán bộ lao động - TB&XH, thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp. Triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án hỗ trợ thực hiện Bình đẳng giới trong lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất Bình đẳng giới như: Mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch triển khai mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới và 10 mô hình xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới trên địa bàn toàn tỉnh.

II. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

1. Hn chế

- Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm, thiếu sâu sát trong công lãnh đạo triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, chưa nhận thức đầy đủ về giới và công tác bình đẳng giới;

- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, việc thực hiện lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành chưa được quan tâm đồng bộ;

- Công tác tuyên truyền, giáo dục về giới và bình đẳng giới chưa thực sự đạt hiệu quả. Nội dung tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa sát với đối tượng. Nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Cơ cấu, chức danh cán bộ lãnh đạo là nữ ở một số địa bàn còn thấp; sự phân công lao động, nhất là trong gia đình, còn có sự phân biệt giữa nam và nữ; nạn bạo hành phụ nữ vẫn còn xảy ra;

- Chế độ thông tin, báo cáo về bình đẳng giới chưa kịp thời, chưa thường xuyên, chưa đầy đủ; một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về công tác bình đẳng giới, các chỉ tiêu về bình đẳng giới chưa được phân tích, đánh giá một cách chính xác, đầy đủ;

- Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên kịp thời.

3. Nguyên nhân

- Do đặc thù Hà Giang là tỉnh miền núi cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, một số nơi phong tục, tập quán còn lạc hậu, định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến, nên việc triển khai công tác tuyên truyền giáo dục, việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới còn gặp khó khăn, sự phối kết hợp, triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới còn lúng túng, việc lồng ghép giới, bình đẳng giới vào công tác chuyên môn của mỗi cấp, mỗi ngành chưa được quan tâm đúng mức;

- Nhận thức vấn đề bình đẳng giới còn hạn chế trong cộng đồng dân cư, nhận thức về bình đẳng giới của một bộ phận người dân trong xã hội còn hạn chế, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý tự ti, an phận của người phụ nữ làm cản trở việc tiếp cận, triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới;

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới từ tỉnh đến cơ sở đều kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, cán bộ thiếu kiến thức chuyên môn về giới, bình đẳng giới, kỹ năng tuyên truyền, vận động xã hội còn hạn chế.

- Kinh phí cho công tác Bình đẳng giới còn hạn hẹp chủ yếu là ngân sách từ trung ương; Công tác phối hợp thực hiện công tác bình đẳng giới giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong toàn xã hội nhằm thúc đẩy các hoạt động về bình đẳng giới, giảm khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao trên địa bàn tỉnh Hà Giang, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

[...]