Kế hoạch 414/KH-BHXH về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 của ngành bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 414/KH-BHXH
Ngày ban hành 24/02/2021
Ngày có hiệu lực 24/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Đào Việt Ánh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 414/KH-BHXH

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2021 CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 13/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2021; Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14/12/2018 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Công văn số 284/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL của Bộ Tư pháp ngày 01/02/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2021 của ngành BHXH như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nghị định số 59/2012/NĐ-CP) và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (Nghị định số 32/2020/NĐ-CP).

b) Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ ngành có liên quan đánh giá tình hình thi hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong việc thi hành pháp luật đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

2. Yêu cầu

a) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.

b) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.

c) Bảo đảm sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

d) Đảm bảo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm gắn với chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH.

đ) Kết hợp chặt chẽ giữa công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với công tác kiểm tra, rà soát văn bản và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN năm 2021

a) BHXH Việt Nam ban hành kế hoạch theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH.

b) BHXH các tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương.

2. Đánh giá tình hình ban hành văn bản lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN

a) Kiến nghị, đề xuất các nội dung liên quan đến tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN của các Bộ, ngành (tính kịp thời, đầy đủ; tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của văn).

b) Rà soát, đánh giá tình hình ban hành các văn bản tổ chức thực hiện của BHXH Việt Nam trong lĩnh vực thu, chi, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chế độ, chính sách cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN (tính kịp thời, đầy đủ, tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của văn bản).

3. Thu thập, xử lý thông tin về thi hành pháp luật

Nội dung: Tiếp nhận, thu thập, phân loại phản ánh, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình thi hành pháp luật; xem xét, nghiên cứu, kiểm tra lại phản ánh, kiến nghị; xử lý hoặc kiến nghị xử lý thông tin được phản ánh.

4. Theo dõi, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật

4.1. Tình hình tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền

a) Theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra

b) Theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

c) Theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật của người có thẩm quyền trong công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN (việc kiến nghị khởi tố hành vi vi phạm pháp luật theo các tội danh quy định tại các Điều 214, 215, 216 Bộ luật Hình sự; việc phối hợp trao đổi thông tin, tài liệu cho tổ chức công đoàn khởi kiện ra Tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN).

d) Theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong công tác bồi thường nhà nước.

[...]