Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 3853/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2022-2030" trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 3853/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2022
Ngày có hiệu lực 29/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Lộc Hà
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3853/KH-UBND

Bình Dương, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG, ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 2022 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong các tầng lớp cán bộ công chức, công nhân lao động và nhân dân thông qua việc triển khai nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập theo Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 -2030” và kế hoạch số 1144/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Dương; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

- 100% cán bộ và hội viên của Hội Khuyến học tỉnh được học tập và quán triệt nội dung Kết luận 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 8/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai kết luận 49/KL-TW, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 1144/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh Bình Dương”.

- 70% gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, 65% cộng đồng (khu, ấp) được công nhận đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”, 80% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận danh hiệu “Đơn vị học tập”.

- 40% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập”, 60% cán bộ, công nhân viên trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”.

- Phấn đấu 100% Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch Hội Khuyến học cấp xã tham gia quản lý Trung tâm Văn hóa Thể thao - học tập cộng đồng; 40% cán bộ làm công tác khuyến học cấp xã tham gia tổ chức các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- 100% cán bộ, hội viên hội khuyến học các cấp được học tập quán triệt những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhất là những vấn đề về xã hội học tập bền vững và những xu thế phát triển các mô hình học tập trong giai đoạn 2026 - 2030 ở trong nước và thế giới.

- 80% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, 70% cộng đồng (khu, ấp) được công nhận đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”, 90% các tổ chức cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”.

- 60% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Cộng đồng khu ấp học tập”; 80% cán bộ, công chức trong “Đơn vị học tập” cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”.

- 70% cán bộ làm công tác khuyến học cấp xã tham gia tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và được bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhân rộng các mô hình học tập trong xã hội

- Căn cứ vào những sửa đổi và bổ sung của Trung ương Hội về Bộ tiêu chí đánh giá các mô hình học tập, tổ chức triển khai Bộ tiêu chí cho các tổ chức khuyến học trong phạm vi toàn tỉnh.

- Tổ chức tập huấn về nội dung, phương pháp, cách làm phù hợp Bộ tiêu chí mô hình học tập suốt đời trong các gia đình, cộng đồng, đơn vị. Nhân rộng những nơi làm tốt nhất là mô hình “Công dân học tập” ở từng đối tượng.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”, “Công dân học tập” trong cộng đồng

- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, Đài phát thanh - truyền hình, qua các hội nghị giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết.

- Tuyên truyền thông qua sự phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan.

- Phát động phong trào thi đua, tổ chức các cuộc vận động để thúc đẩy các mô hình học tập gắn với phong trào xây dựng cộng đồng học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

- In ấn các tài liệu có liên quan để gửi cho các cơ sở nghiên cứu.

- Tổ chức kiểm tra, nắm tình hình, chấn chỉnh những địa phương chưa quan tâm chỉ đạo triển khai các mô hình học tập.

3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng các mô hình học tập

[...]