Kế hoạch 3844/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu | 3844/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/09/2018 |
Ngày có hiệu lực | 11/09/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Nguyễn Ngọc Hai |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3844/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 11 tháng 9 năm 2018 |
Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành và địa phương thực hiện điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế trên từng vùng, từng địa phương theo hướng tập trung, không dàn đều theo địa giới hành chính, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Từng bước sắp xếp hợp lý các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, cơ sở tiểu thủ công nghiệp hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp có lợi thế về giao thông, kinh tế, tài nguyên, lao động, logistics trở thành động lực tăng trưởng.
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành và địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện tốt chính sách phát triển ngành công nghiệp ưu tiên; cụ thể:
+ Giai đoạn đến năm 2025, thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp kết hợp với ứng dụng khoa học và công nghệ, lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển theo hướng khai thác tốt lợi thế của tỉnh; có ý nghĩa nền tảng, có tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác; sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà tỉnh có lợi thế.
+ Giai đoạn đến năm 2030, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: Công nghiệp năng lượng tái tạo; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn tro xỉ than.
+ Giai đoạn 2030 - 2045, tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức độ tự động hóa cao, công nghiệp chế biến quặng sa khoáng titan.
- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp công nghiệp tham gia có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại; xây dựng và thực thi chương trình xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp. Áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật rong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước.
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành và địa phương hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên, tập trung vào các khâu còn yếu của chuỗi giá trị sản phẩm hoặc công đoạn quyết định đến chất lượng, giá trị sản phẩm của ngành.
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành và địa phương triển khai các chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp hỗ trợ thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành và địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng thực hiện tốt các chính sách nâng cao năng lực công nghệ, quản trị cho các doanh nghiệp công nghiệp để xây dựng hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành và địa phương thực hiện tốt chính sách và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Định hướng lựa chọn và khuyến khích dự án FDI vào các ngành công nghiệp đến năm 2030 theo hướng: Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ "cao, mới, sạch, tiết kiệm", có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tại chỗ; ưu tiên các công ty có thương hiệu quốc tế và có năng lực cạnh tranh cao, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng và công khai danh mục các dự án đầu tư công nghệ của tỉnh và triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI có chất lượng.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Triển khai thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản. Chỉ cho phép áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững.
- Triển khai thực hiện tốt chính sách, pháp luật về đất đai, theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận thuận lợi theo cơ chế thị trường, phù hợp với quy hoạch, chương trình, dự án phát triển công nghiệp. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai của Chính phủ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
- Thực hiện lồng ghép các yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trong tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển công nghiệp; khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường; quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường; đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khoa học – công nghệ trong công nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành và địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học – công nghệ trong các lĩnh vực, ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên.
- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, trường đại học, các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh; xác định doanh nghiệp là lực lượng quan trọng và là trung tâm trong phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ; tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp.
Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch, chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
- Hàng năm, trên cơ sở dự toán của đơn vị xây dựng và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh cân đối kinh phí thực hiện cho các hoạt động phát triển công nghiệp của địa phương theo đúng quy định.