Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2018 về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 51/KH-UBND
Ngày ban hành 12/02/2018
Ngày có hiệu lực 12/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Lý Thái Hải
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2018-2020

Căn cứ Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển công nghiệp một cách bền vững, phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển của vùng kinh tế các tỉnh khu vực min núi phía Bắc. Tập trung phát triển, nâng cao giá trị của ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản, yêu cầu khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn, từng bước phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao.

2. Mc tiêu cthể

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 (theo giá so sánh năm 2010) bình quân đạt trên 15%/năm; tng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 (tính theo giá so sánh năm 2010) có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm.

- Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phấn đấu tăng bình quân trên 12%/năm.

- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng 2 cụm công nghiệp theo quy hoạch để có mặt bằng thu hút các dự án công nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp.

- Phát triển nguồn và lưới điện đồng bộ với nhu cầu phát triển phụ tải công nghiệp và quy hoạch chung; phấn đấu đến năm 2020 có trên 98% hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia.

(Kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chủ yếu giai đoạn 2018-2020 cụ thể tại 04 biểu kèm theo)

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm v

- Rà soát các dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai, chậm tiến độ, dừng hoạt động, không hiệu quả để có giải pháp xử lý dứt điểm.

- Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động tiếp tục ổn định sản xuất theo công suất thiết kế; tiếp tục rà soát các dự án công nghiệp đang tạm dừng sản xuất để có giải pháp đưa nhà máy đi vào hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.

- Xây dựng, phát triển, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến; hỗ trợ nâng cao chất lượng, mẫu mã và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung danh mục các dự án sản xuất công nghiệp có tiềm năng, lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nhất là trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng để kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Giải pháp chung

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó: Tập trung giải quyết, hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính; kiểm soát chặt chẽ công tác thanh tra, kiểm tra gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 15/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ để tránh gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp.

- Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các nhà máy đang tạm dừng sản xuất khẩn trương hoạt động trở lại, cụ thể như: Nhà máy tuyển luyện chì của Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico; nhà máy sản xuất sắt xốp Bắc Kạn của Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ; Nhà máy chế biến Canxi cacbonat của Công ty cổ phần Phiabjooc...

- Nâng cao năng lực thẩm tra, thẩm định các dự án công nghiệp; đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hậu kiểm sau chấp thuận chủ trương đầu tư đkịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý các dự án đầu tư không vì mục tiêu sản xuất sản phẩm và c tình trây ỳ, chiếm dụng đất hoặc chuyển đổi, mua bán dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh.

2.2. Giải pháp riêng đối với từng ngành công nghiệp

a) Giải pháp phát triển đối với nhóm ngành công nghiệp khai khoáng:

- Điều chỉnh kịp thời định hướng, quy hoạch vùng nguyên liệu quặng chì, kẽm, sắt, sắt - mangan cung cấp cho các nhà máy sản xuất kim loại trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, phù hợp về tiến độ, quy mô đầu tư nhà máy sản xuất với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; quyết định chủ trương, cấp phép hoặc ủng hộ đối với các mỏ hoạt động để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất kim loại trên địa bàn tỉnh (ghi rõ trong quyết định chủ trương đầu tư, nội dung thẩm định thiết kế cơ sở, giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền của tỉnh,...).

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án quản lý khối lượng khoáng sản kim loại vận chuyển tại các bàn cân điện tử, cửa mỏ thông qua hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 05/01/2018.

- Rà soát, đánh giá thực tế thực trạng hoạt động khai thác các mỏ khoáng sản kim loại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành và yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh, phê duyệt thiết kế mỏ phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn lao động và nâng cao hiệu quả khai thác khoáng sản.

[...]