Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2011 thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Sóc Trăng ban hành

Số hiệu 38/KH-UBND
Ngày ban hành 21/11/2011
Ngày có hiệu lực 21/11/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sóc Trăng
Người ký Trần Thành Nghiệp
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 21 tháng 11 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 41-CT/TW NGÀY 15/4/2010 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGOẠI GIAO KINH TẾ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn dân, toàn quân về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

2. Huy động, thu hút các nguồn lực, phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với các nước, chú trọng các nước có chung đường biên giới; các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN).

3. Xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm, với các mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), kêu gọi, huy động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn từ các tổ chức PCPNN, kiều bào ta ở nước ngoài.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH:

1. Đẩy mạnh các hoạt động về công tác thông tin kinh tế:

- Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp cho các tổ chức, cá nhân các doanh nghiệp của tỉnh về tình hình kinh tế quốc tế; tiềm năng, chiến lược, chính sách, tình hình kinh tế, pháp luật, tập quán thị trường của các nước, các tổ chức quốc tế.

- Xu thế phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, cơ hội tiếp thu công nghệ các tiến trình liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; kinh nghiệm tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế và khu vực cho các thành phần kinh tế của tỉnh.

- Thực hiện tuyên truyền quảng bá tới các nước, các tổ chức quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội; về danh lam thắng cảnh, về con người, những cơ hội và môi trường đầu tư - kinh doanh tại tỉnh Sóc Trăng;

- Giới thiệu về chính sách, pháp luật, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tiềm năng, cơ hội hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, du lịch và lao động. Thông tin chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội qua đó thể hiện khả năng và nhu cầu hợp tác của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh cho các đối tác nước ngoài hiểu.

2. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo môi trường cho các hoạt động đối ngoại kinh tế:

- Thực hiện các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tham mưu, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương về việc đàm phán, ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế với các nước, các tổ chức quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho tỉnh trong quan hệ hợp tác kinh tế.

- Tham mưu, đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương nhằm tạo điều kiện cho tỉnh phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các địa phương và Chính phủ nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, khoa học - công nghệ.

- Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ.

3. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tham gia thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại:

- Chú trọng vận động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo định hướng đã đề ra đến năm 2020; xây dựng Kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Kế hoạch vận động viện trợ PCPNN, giai đoạn 2011 - 2015.

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường lao động. Chú trọng các lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - thủy sản; quảng bá, xúc tiến du lịch kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường.

4. Hỗ trợ cá nhân, tổ chức tiếp cận, tham gia thị trường:

- Chủ động hoặc căn cứ yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong tỉnh, cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước và đối tác nước ngoài;

- Cung cấp thông tin về khả năng, cơ chế chính sách pháp luật của các tổ chức quốc tế; hỗ trợ thiết lập quan hệ; hỗ trợ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, thương mại, thiết lập quan hệ về hợp tác khoa học - công nghệ, đào tạo với đối tác nước ngoài.

5. Đẩy mạnh công tác người Việt Nam ở nước ngoài:

- Tạo các điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà đầu tư, trong đó có kiều bào quê hương Sóc Trăng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kiều bào Sóc Trăng ở nước ngoài.

III. BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

[...]