ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 28/KH-UBND
|
Nghệ An, ngày 17 tháng 01 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÂN BÓN, THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT GIẢ, KÉM CHẤT LƯỢNG
Thực hiện Kế hoạch số 1239/KH-BCĐ 389
ngày 13/12/2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả,
kém chất lượng trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn
chặn kịp thời, hiệu quả và xử lý nghiêm hành vi sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh
trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không
rõ nguồn gốc.
- Tăng cường công tác quản lý, thanh
tra, kiểm tra của các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh về công tác
phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả,
kém chất lượng.
- Từng bước chấn chỉnh hoạt động sản
xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp phát triển, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của doanh nghiệp, người dân và sức khỏe cộng đồng.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ngành chức năng, chính quyền
địa phương các cấp làm tốt công tác phối hợp lực lượng, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành
vi vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém
chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Kịp thời cung cấp thông tin, diễn
biến tình hình hàng hóa trên thị trường kết hợp với công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật để người dân nâng cao nhận thức trong công tác đấu tranh phòng,
chống, tố giác, lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất,
kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không bảo đảm chất lượng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA
BÀN KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra
Các tổ chức và cá nhân hoạt động sản
xuất, xuất nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả,
không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.
2. Địa bàn kiểm tra
- Tuyến Biên giới đất liền tập trung
kiểm tra, kiểm soát tại các Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, Thanh Thủy; các Cửa khẩu
phụ như: Tam Hợp, Ta Đo, Thông Thụ,
Cao Vều... và các đường mòn, lối mở
khác ở khu vực biên giới.
- Tuyến Biên giới trên biển tập trung
kiểm tra, kiểm soát các vùng biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc; Cửa khẩu quốc
tế Cửa Lò - Bến Thủy và các cửa sông, cửa lạch chính.
- Trên thị trường nội địa: Tập trung
Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các kho tàng, bến bãi tập kết hàng hóa, địa điểm
kinh doanh hàng hóa, các trung tâm
phát luồng hàng hóa tại thành phố Vinh và một số trung tâm huyện, thị xã; các phương tiện vận tải hàng hóa trên các
tuyến QL1, QL7, QL48, Đường Hồ Chí Minh, Ga Vinh.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Trên các tuyến biên giới
a) Lực lượng Hải quan
Phối hợp với các đơn vị chức năng
liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu
các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các
loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
b) Bộ đội Biên phòng tỉnh
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm
soát trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, cảng biển, các đường mòn, lối mở, sông
suối biên giới; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, triệt phá và xử lý nghiêm theo
quy định của pháp luật đối với các dường dây, đối tượng buôn lậu, sản xuất, vận
chuyển phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
qua biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh công tác
tuyên truyền cho nhân dân ở khu vực biên giới không tham gia, tiếp tay cho hoạt
động buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả,
kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ qua biên giới.
2. Trên thị trường nội địa
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan chức năng liên quan:
+ Rà soát, đánh giá công tác quản lý
nhà nước về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Phát hiện những bất cập, chồng chéo
để thống nhất kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sản xuất, xuất khẩu, nhập
khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với thực tế.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật,
các đơn vị chức năng liên quan thuộc Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật; phối hợp cơ quan chức năng điều tra xử lý nghiêm những sai phạm trong
quản lý, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc;
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt & Bảo
vệ thực vật phối hợp với các ngành chức năng liên quan trong việc xử lý tiêu hủy
tang vật là sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không
rõ nguồn gốc bị tịch thu tiêu hủy phải bảo đảm chặt chẽ và bảo vệ môi trường.
b) Sở Công Thương
- Chỉ đạo Thanh tra Sở và Chi cục Quản
lý thị trường phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng liên quan và các địa
phương:
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc
thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu
thông hàng hóa là các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường để kịp
thời phát hiện, xử lý vi phạm;
+ Phối hợp phát hiện, xử lý nghiêm
các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, vi phạm pháp luật trong sản xuất, xuất
khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Khoa học và
Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh, cơ quan báo chí truyền thông và các cơ quan chức
năng liên quan thường xuyên trao đổi thống nhất chỉ đạo xử lý thông tin về hành
vi buôn lậu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; tuyên truyền để giúp người
dân nhận biết, phân biệt được những sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là
hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; những hậu quả,
tác hại của việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật giả, kém chất lượng.
c) Công an tỉnh
Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an
các địa phương chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, lài liệu, chủ động
phát hiện, xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; tổ chức đấu
tranh với các đường dây, ổ nhóm, tập trung điều tra, kết luận, xử lý nghiêm những
đối tượng chủ mưu, những vụ việc phức tạp, nổi cộm trong sản xuất, xuất khẩu,
nhập khẩu, kinh doanh phân bón thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không
rõ nguồn gốc; tiếp nhận, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp
luật hình sự do cơ quan chức năng khác chuyển đến.
d) Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành,
địa phương thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra để xử lý các hành vi vi phạm
theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật.
e) Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác thanh tra, kiểm
tra; Phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá đối với các tổ chức, cá nhân
sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
g) Báo Nghệ An, Đài Phát thanh Truyền
hình tỉnh
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền về tình hình hoạt động buôn lậu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh
doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; thông tin giúp người dân nhận biết, phân biệt được những sản
phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng,
không rõ nguồn gốc; những hậu quả, tác hại của việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng
các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.
h) UBND các
huyện, thành phố, thị xã
Đôn đốc các lực lượng chức năng địa
phương tăng cường công tác quản lý chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả,
kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trên địa bàn quản lý; bố trí kinh phí trong
dự toán ngân sách địa phương để tổ chức các hoạt động kiểm tra chất lượng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật lưu thông và sử dụng trên địa bàn.
i) Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo
389 tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các ngành, lực
lượng chức năng xây dựng các văn bản và tham mưu giúp UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ
đạo 389 tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch
nghiêm túc, hiệu quả.
Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành nghề có liên quan, các
cơ quan báo chí truyền thông thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về tình
hình, kết quả phòng, chống buôn lậu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình,
kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện của các sở,
ngành, địa phương; những phương thức, thủ đoạn mới về buôn lậu, sản xuất, xuất
khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng,
không rõ nguồn gốc; những khó khăn,vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện
kế hoạch và những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị để báo cáo, tham mưu giúp
Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh kịp thời xem xét, giải quyết, chỉ đạo.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Tổ chức thực hiện
Các ngành chức năng, BCĐ 389 các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này kịp thời, có hiệu quả và chịu
trách nhiệm nếu để xảy ra các điểm nóng về tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh
doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là hàng giả,
hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc tại địa bàn hoặc thuộc trách nhiệm mình quản lý.
Thời gian thực hiện Kế hoạch này là
02 năm: Từ ngày 20 tháng 01 năm 2018 đến ngày 20 tháng 01 năm 2020.
2. Chế độ báo cáo
Yêu cầu các ngành và các địa phương định
kỳ hàng quý, 6 tháng các đơn vị tổng hợp, báo cáo kết quả và tổ chức sơ kết 01
năm, tổng kết 02 năm thực hiện kế hoạch (bằng văn bản riêng) gửi về BCĐ 389 tỉnh
qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, địa chỉ email: kehoachqltt.na@gmail.com). Đối với các vụ việc phát hiện, xử lý cao
điểm gửi báo cáo nhanh theo quy định./.
Nơi nhận:
- BCĐ 389 Quốc gia; (để
b/c)
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; (để
b/c)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (để b/c)
- PCT TT Lê Xuân Đại;
- Các thành viên BCĐ 389 tỉnh;
- CVP, PVP (KT) UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị
xã;
- Lưu VT, KT (Thiền).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Đại
|