Kế hoạch 3747/KH-UBND năm 2018 về cải cách hành chính tỉnh Hà Nam năm 2019

Số hiệu 3747/KH-UBND
Ngày ban hành 18/12/2018
Ngày có hiệu lực 18/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3747/KH-UBND

Hà Nam, ngày 18 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ NAM NĂM 2019

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về cải cách hành chính (CCHC), đảm bảo thực hiện có hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC năm 2019 theo kế hoạch đề ra.

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả theo Chương trình hành động số 54-Ctr/TU của Tỉnh ủy thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (Khóa XII) của Đảng, Kết luận số 107-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả thực hiện Chương trình hành động số 54-Ctr/TU, Chương trình hành động số 62-Ctr/TU của Tỉnh ủy thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7; Kết luận số 96-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU về đẩy mạnh CCHC, trọng tâm là thủ tục hành chính (TTHC) và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020.

- Phấn đấu đạt trên 90% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp mức độ 3, 4; giảm tối thiểu 60% thời gian giải quyết TTHC so với quy định của các cấp trong tỉnh; 100% TTHC được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Phấn đấu đạt Chỉ số PAR INDEX trong nhóm từ 25-30 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Yêu cầu

- Gắn công tác CCHC của tỉnh với trách nhiệm của các cấp, các ngành và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính. Có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để thực hiện toàn diện, có chất lượng, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ.

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC.

- Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm CCHC đảm bảo đạt kết quả tốt, nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Lấy kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ công.

- Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, nhân rộng những cách làm hay của các đơn vị, địa phương trong tỉnh; chủ động học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh, thành trong cả nước để áp dụng đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cải cách thể chế

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) kịp thời, đảm bảo đúng quy trình theo quy định Luật ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành.

- Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch kiểm tra, rà soát VBQPPL năm 2019 và Kế hoạch rà soát VBQPPL theo chuyên đề, lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp.

- Tiếp tục triển khai thực hiện, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện Kế hoạch hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018 trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng, tiến độ theo đúng Kế hoạch của UBND tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý VBQPPL trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo 100% văn bản đã ban hành được tự kiểm tra, phát hiện và tham mưu xử lý kịp thời những văn bản vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức rà soát thường xuyên, kịp thời, hiệu quả khi có căn cứ rà soát và rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Tăng cường kiểm tra các văn bản hành chính do các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện ban hành.

- Triển khai cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý xử lý vi phạm hành chính theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Tiếp tục chỉ đạo rà soát, thống kê, công bố kịp thời các thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành, của UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn. Xây dựng và ban hành Bộ TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành, UBND các cấp. Đăng tải đầy đủ, kịp thời các TTHC vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Đề án cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2017-2020 của tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018 của Thủ tướng phê duyệt đề án thực hiện liên thông các TTHC: đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí trên địa bàn tỉnh;

- Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bãi bỏ Quyết định 14/2015/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quy định về tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Ban hành các kế hoạch: kiểm soát TTHC; rà soát, đánh giá TTHC và thực hiện cơ chế một cửa năm 2019 trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc nghiên cứu, đề xuất giải quyết đề nghị của Bưu điện tỉnh về mở điểm hỗ trợ sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại các điểm Bưu điện văn hóa xã;

[...]