Kế hoạch 373/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
Số hiệu | 373/KH-UBND |
Ngày ban hành | 21/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 21/11/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký | Nguyễn Tử Quỳnh |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 373/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 21 tháng 11 năm 2017 |
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. UBND Bắc Ninh xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:
1. Mục đích
Nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; từng bước tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa các lợi thế; hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Mỗi cơ quan, đơn vị, đặc biệt là thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải nhận thức đúng đắn, toàn diện về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả; tích cực, chủ động nắm bắt cơ hội, tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực, đầu tư đón đầu xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra chuỗi giá trị cao nhất.
1. Tuyên truyền, phổ biến và triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc táng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
2. Tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển theo cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nền tảng là sức mạnh lan tỏa cả số hóa và công nghệ thông tin.
3. Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh theo hướng hiện đại để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới; Tập trung thực hiện Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi sự kinh doanh; khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động đơn lẻ đổi mới phương thức, chuyển đổi loại hình theo mô hình doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh quá trình cụ thể hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng chính quyền điện tử; chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính.
4. Rà soát lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động theo ngành, lĩnh vực đế xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm của từng ngành, lĩnh vực phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ 4. Đẩy mạnh việc xây dựng khu công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; tập trung xây dựng thí điểm mô hình thành phố thông minh với trọng tâm là chính quyền điện tử hiệu quả trong quản lý, điều hành; phát triển giáo dục thông minh, y tế thông minh, môi trường thông minh...hướng tới tỉnh Bắc Ninh là tỉnh thân thiện đáng sống với nền kinh tế tri thức phát triển bền vững.
Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số; du lịch thông minh; nông nghiệp thông minh như số hóa, tự động hóa các khâu sản xuất, kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng, xử lý môi trường phòng trị bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị...; rà soát lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của tỉnh, bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những công nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.
5. Tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
6. Tiếp tục thực hiện các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề mới nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; triển khai hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục và đào tạo như triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử, bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng...đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin đối với các hệ thông thông tin từ tỉnh đến huyện và các trường học.
III. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để làm cơ sở cho việc triển khai lập mới quy hoạch phát triển cho thời kỳ 2021-2030 cho phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì:
a) Tập trung xây dựng thí điểm mô hình thành phố thông minh, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm để đạt được những mục tiêu cụ thể: đến năm 2018 cơ bản xây dựng thành công chính quyền điện tử, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc triển khai có hiệu quả đề án thành phố thông minh trong các lĩnh vực giáo dục, an ninh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,...; giai đoạn 2019-2022: tập trung triển khai xây dựng giải pháp thông minh trong các lĩnh vực khác phục vụ người dân, hướng tới năm 2030 xây dựng Bắc Ninh là thành phố an toàn, đáng sống với nền kinh tế tri thức phát triển bền vững trong khu vực.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ; Quy chế quản lý, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung tỉnh Bắc Ninh; giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững tiêu chí thứ 8 về "Thông tin và Truyền thông” phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020; quy chế quản lý, sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh; triển khai Trang thông tin điện tử cấp xã theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; triển khai sử dụng chứng thư số đến 100% các cơ quan trên địa bàn tỉnh và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4...
c) Nghiên cứu, đề xuất các điều kiện cần thiết để tiếp nhận và phát triển các dự án thí điểm công nghiệp 4.0 của Chính phủ; các nội dung trong việc triển khai xây dựng khu công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
d) Chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí, truyền thông định hướng dư luận, giúp cho các tổ chức và người dân, có nhận thức đúng về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh cao, góp phần nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình khoa học và công nghệ về toán học, vật lý, khoa học cơ bản, các chương trình đôi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, sản phẩm quốc gia, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp...