Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 369/KH-UBND về thí điểm thực hiện chuyển đổi số tại 08 xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2023

Số hiệu 369/KH-UBND
Ngày ban hành 14/06/2023
Ngày có hiệu lực 14/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Nguyễn Đăng Bình
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 369/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 14 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THÍ ĐIỂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI 08 XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2023

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Công văn số 1021/THH-DVCNTT ngày 31/7/2020 của Cục Tin học hóa về việc hướng dẫn mô hình thí điểm xây dựng xã thông minh;

- Chỉ thị 09-CT/TU ngày 03/8/2021 của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 428-NQ/BCSĐ ngày 22/9/2022 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh về thúc đẩy hoạt động phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh;

- Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 25/4/2023 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2023;

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xây dựng thí điểm mô hình chuyển đổi số tại 08 xã/phường/thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2023 (mỗi huyện, thành phố lựa chọn 01 xã để thí điểm triển khai) nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho người dân; tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Việc triển khai thí điểm tại 08 xã phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng xã, đồng thời bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Kế thừa những kết quả đã đạt từ mô hình chuyển đổi số của xã Vi Hương, huyện Bạch Thông để áp dụng triển khai thí điểm tại 08 xã đảm bảo linh hoạt, hiệu quả; có sự thống nhất, đồng thuận tham gia của người dân, doanh nghiệp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

III. NHIỆM VỤ

1. Xây dựng chính quyền số

1.1. Xây dựng hạ tầng số:

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông (trạm BTS, các tuyến truyền dẫn băng rộng) đảm bảo phủ sóng thông tin di động 3G, 4G và internet băng rộng đến trung tâm xã và 100% các thôn trên địa bàn 08 xã.

- Tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng mạng nội bộ (LAN) của xã, từ đó nâng cấp, bổ sung các thiết bị cần thiết như: Switch, router, firewall…; tối ưu hóa cấu hình mạng nội bộ để đáp ứng việc triển khai các nền tảng, ứng dụng CNTT dùng chung bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II, kết hợp mạng Internet; kết nối toàn bộ các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, các ứng dụng của xã để đảm bảo an toàn thông tin, toàn vẹn dữ liệu trong quá trình hoạt động ứng dụng, chỉ đạo điều hành của chính quyền xã.

- Nâng cấp, bổ sung hệ thống thiết bị CNTT, máy tính để đảm bảo cấu hình, yêu cầu của thiết bị phục vụ triển khai các ứng dụng cho cán bộ, công chức tại UBND các xã; đảm bảo 100% các máy tính của cán bộ, công chức tại UBND cấp xã được cài đặt phần mềm diệt virut.

- Đầu tư, nâng cấp điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại 08 xã triển khai thí điểm chuyển đổi số.

- Hỗ trợ, khuyến khích người dân trang bị, sử dụng điện thoại thông minh trong sử dụng DVCTT và các ứng dụng thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt; tiếp cận, đưa các sản phẩm OCOP, nông sản lên các sàn TMĐT...

1.2. Triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số:

- Sử dụng Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành trong hoạt động công vụ ; đảm bảo 100% cán bộ, công chức thực hiện đúng quy trình gửi, nhận, xử lý văn bản đi, đến trên hệ thống đảm bảo các văn bản được xử lý trên hệ thống (trừ văn bản mật); 100% văn bản đi được ký số đầy đủ.

- Rà soát, cập nhật, cấu hình quy trình điện tử giải quyết của tất cả các thủ tục hành chính cấp xã trên hệ thống Cổng dịch vụ công và phần mềm một cửa điện tử tỉnh theo đúng quy trình; đảm bảo 100% các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trên hệ thống.

- Rà soát, cập nhật danh mục tài khoản người dùng hệ thống thư điện tử; đảm bảo 100% cán bộ, công chức của xã được cấp và sử dụng tài khoản thư điện tử công vụ trong trao đổi, giải quyết công việc hàng ngày.

- Rà soát lại các chức danh, vị trí công tác tại 08 xã để cấp mới, cấp bổ sung chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ, đảm bảo đầy đủ chữ ký số của tổ chức, cá nhân phục vụ việc ký số hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng.

[...]