Kế hoạch 3616/KH-UBND năm 2023 về Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 3616/KH-UBND
Ngày ban hành 23/10/2023
Ngày có hiệu lực 23/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3616/KH-UBND

Kon Tum, ngày 23 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Văn bản số 6060/BNN-TY ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 198/TTr-SNN ngày 11 tháng 10 năm 2023 (kèm theo hồ sơ), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Phòng, chống dịch bệnh thủy sản nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát, theo dõi, dự tính, dự báo, thông tin chính xác dịch bệnh để chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật thủy sản.

2. Phát hiện khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp; chuẩn bị đầy đủ các phương án, nguồn nhân lực, vật lực để sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới; hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã hội.

3. Nâng cao nhận thức cho người nuôi trồng thủy sản về tác hại của dịch bệnh động vật thủy sản và các biện pháp phòng, chống; trách nhiệm của cộng đồng, người nuôi trồng thủy sản, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định.

II. Yêu cầu

1. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; lấy phương châm phòng bệnh là chính, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

2. Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

3. Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đội ngũ công chức, viên chức và người nuôi trồng thủy sản về công tác thú y thủy sản, nhất là năng lực, kỹ năng tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; tăng cường và củng cố hệ thống quản lý, giám sát dịch bệnh động vật thủy sản đến tận cơ sở nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

4. Đảm bảo an toàn cho người trực tiếp tham gia và những người liên quan đến công tác phòng, chống dịch; trình cấp có thẩm quyền ban hành phương án xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

B. NỘI DUNG

I. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với chính quyền các địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn như các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy và Ia H’Drai thu thập thông tin tình hình nuôi, dịch bệnh, lấy mẫu quan trắc môi trường giám sát chất lượng nước, tỷ lệ lưu hành mầm bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh.

Quan trắc, giám sát các thông số môi trường, nhận định, đánh giá và dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến các lưu vực, vùng nuôi thủy sản, giúp cho người nuôi nắm được chất lượng môi trường nguồn nước cấp và có kế hoạch chủ động lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp. Cung cấp thông tin cảnh báo môi trường và khuyến cáo kỹ thuật xử lý khi các yếu tố môi trường biến động.

1. Quan trắc, giám sát mới trường định kỳ

a) Thực hiện quan trắc, giám sát các thông số môi trường tại các nguồn nước cấp chính cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy và Ia H’Drai.

b) Tiêu chí xác định vùng nuôi trồng thủy sản thực hiện quan trắc môi trường phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3, Điều 9 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Chỉ tiêu và tần suất quan trắc

- Đối với các chỉ tiêu quan trắc: Nhiệt độ, độ trong, pH, Oxy hòa tan, COD, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4, H2S, TSS; Mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas tổng số, Streptococcus sp, Coliform. Tần suất thu mẫu 01 lần/tháng.

- Đối với các chỉ tiêu: Thuốc bảo vệ thực vật (họ cúc, họ barman); kim loại nặng (Cd, Hg và Pb). Tần suất thu mẫu 02 lần/năm.

d) Phương pháp quan trắc, giám sát: Lấy mẫu, gửi phân tích xét nghiệm.

e) Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.

g) Kinh phí thực hiện: Do ngân sách tỉnh đảm bảo thực hiện.

2. Quan trắc, giám sát môi trường trong trường hợp đột xuất

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ