Kế hoạch 4477/KH-UBND năm 2023 về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024

Số hiệu 4477/KH-UBND
Ngày ban hành 20/11/2023
Ngày có hiệu lực 20/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Hà Trọng Hải
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4477/KH-UBND

Lai Châu, ngày 20 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU NĂM 2024

Căn cứ Công văn số 5824/BNN-TY ngày 22/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024; số 6060/BNN-TY ngày 31/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đ ng vật, thủy sản; khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nhằm đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời ảnh hưởng về chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, khuyến cáo, hướng dẫn các biện pháp xử lý, kiểm soát môi trường nước, phòng bệnh cho thủy sản nuôi đạt hiệu quả.

2. Yêu cầu

Triển khai thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ gia các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; huy động nhân dân tích cực tham gia thực hiện.

Việc giám sát dịch bệnh trên động vật, thủy sản phải được thực hiện thường xuyên, liên tục theo quy định để kiểm soát nguy cơ phát sinh dịch bệnh, phát hiện sớm dịch bệnh trên động vật, thủy sản. Lựa chọn điểm quan trắc tại khu vực nước cấp cho vùng nuôi tập trung, điểm được chọn phải ổn định, đại diện cho thủy vực nơi cần quan trắc.

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thú y và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản phải kịp thời, phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo hiệu quả, không lãng phí các nguồn kinh phí hỗ trợ.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật nuôi

1.1. Phạm vi, đối tượng

- Phạm vi tiêm phòng: Tất cả các xã, phường, thị trấn của 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

- Đối tượng vật nuôi bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh: Trâu, bò, lợn, chó, mèo, gia cầm trong diện phải tiêm phòng.

1.2. Các loại bệnh phải tiêm phòng

Tng đàn vật nuôi dự kiến trên địa bàn tỉnh năm 2024: Trâu, bò 118.360 con; lợn 252.900 con; chó, mèo 63.950 con; gia cầm 1.810.000 con. Các loại bệnh phải tiêm phòng vắc xin gồm:

- Bệnh Tụ huyết trùng (THT), Lở mồm long móng (LMLM), Viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò: Số lượng trâu, bò được tiêm phòng đạt tối thiểu 80% tổng đàn trâu, bò hiện có trên địa bàn.

- Bệnh Tụ huyết trùng lợn, Dịch tả lợn (cổ điển): Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn trong các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung và lợn nái, lợn đực giống trong các đàn lợn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao (khoảng 40% tổng đàn đối với các huyện, thành phố có cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung; khoảng 30% đối với các huyện không có trang trại).

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn thịt trong các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung, hộ chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, ước tính 30% tổng đàn.

- Bệnh Dại động vật: Tiêm tối thiểu 80% đàn chó, mèo hiện có tại các xã, phường của thành phố Lai Châu, thị trấn, thị tứ, trung tâm của các xã thuộc 07 huyện và những nơi đã từng xuất hiện bệnh Dại; các xã còn lại tiêm tối thiểu 70% tổng đàn; rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh.

- Đối vi bệnh Cúm gia cầm: Tiêm cho đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình và đàn gia cầm giống, gia cầm trứng thương phẩm, gia cầm nuôi thịt với thời gian nuôi trên 45 ngày nuôi trong các trang trại, gia trại. Tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% diện tiêm tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao (thị trấn, thị tứ, trung tâm các xã, nơi chăn nuôi tập trung, nơi có trục đứng giao thông chính, khu vực biên giới...). Các khu vực khác tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 70% diện tiêm trở lên.

- Bệnh Nhiệt thán: Thực hiện tiêm phòng vắc xin Nhiệt thán cho gia súc tại vùng có ổ dịch cũ, vùng bị dịch uy hiếp và địa bàn có nguy cơ cao; tiêm phòng trong vòng ít nhất 10 năm liên tục tính từ năm có dịch Nhiệt thán cuối cùng.

1.3. Số lượng vắc xin tiêm phòng

Số lượng các loại vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong năm 2024 do các huyện, thành phố căn cứ vào số lượng vật nuôi thực tế trước đợt tiêm, tỷ lệ tiêm phòng đạt được tối thiểu và khả năng cân đối, bố trí kinh phí hỗ trợ, khả năng xã hội hoá để xác định cụ thể số lượng từng loại vắc xin.

Dự kiến tổng nhu cầu vắc xin: 2.519.900 liều (đã bao gồm khoảng 5% lượng vắc xin hao hụt trong quá trình tiêm phòng, trừ vắc xin tiêm phòng bệnh Dại khi sử dụng loại vắc xin 01 liều/con), cụ thể:

[...]