Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2238/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 2238/KH-UBND
Ngày ban hành 13/07/2022
Ngày có hiệu lực 13/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2238/KH-UBND

Kon Tum, ngày 13 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI TẠI TỈNH KON TUM, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014;

- Luật Thú y năm 2015;

- Luật Thủy sản năm 2017;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030”;

- Các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 9 năm 2014 quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT; số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 về quản lý thuốc thú y; số 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT; số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông báo số 3030/TB-BNN-VP ngày 16 tháng 5 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại “Hội nghị phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2022”;

- Đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1685/SNN-KH ngày 05 tháng 7 năm 2022.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2022 - 2030, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công các cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) tại tỉnh Kon Tum.

2. Mục tiêu cụ thể

- Chủ động phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả, ngăn chặn một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, cụ thể: bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ, bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép (SVCV); bệnh do Koi Herpes virus (KHV) trên cá chép; bệnh do virus TiLV trên cá rô phi, điêu hồng; bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus, Aeromonas trên các đối tượng thủy sản nuôi và một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo cảnh báo của tổ chức Thú y thế giới (OIE).

- Vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản xây dựng thành công 02 cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh; hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Tập trung, huy động, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực (phương án, nguồn nhân lực, vật tư, hóa chất…) để chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản tại tỉnh.

2. Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng chống dịch bệnh

a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

- Tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng, ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch, đặc biệt không sử dụng kháng sinh nguyên liệu, thuốc dùng trong y tế để phòng, trị bệnh nhằm hạn chế tối đa dư lượng kháng sinh và phòng, chống kháng sinh.

- Định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết.

[...]