Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TW về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Số hiệu 36/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2023
Ngày có hiệu lực 28/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Hồ Thu Ánh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17/CT-TW NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch số 145-KH/TU ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chương trình số 150-CTr/TU ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai, thực hiện hiệu quả về mục tiêu và nhiệm vụ công tác an ninh, an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, các ngành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát bảo đảm an ninh, ATTP trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hội nhập trong nước và quốc tế.

- Kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, ATTP tại địa phương đảm bảo trách nhiệm, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị đối với công tác bảo đảm an ninh, ATTP; công tác này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Triển khai đầy đủ các nội dung tại Chỉ thị số 17-CT/TW và Kế hoạch số 145-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm.

- Kết quả tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP của các cấp, các ngành là một trong các tiêu chí để đánh giá phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2030 hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng và phát triển các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh, ATTP, chủ động trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng; phấn đấu có tối thiểu 70% thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đều là thực phẩm an toàn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- 100% huyện, thị xã, thành phố đều có xây dựng và duy trì các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh.

- Tối thiểu có 70% hàng hóa thực phẩm được kiểm soát từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh.

- Không có vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người và không có ca tử vong do nguyên nhân ngộ độc thực phẩm.

- 100% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn đều được tổ chức điều tra, lấy mẫu, báo cáo theo quy định.

- 100% cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, ATTP của tỉnh được liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.

- 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý, người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự chỉ đạo của UBND các cấp đối với công tác an ninh, ATTP

- Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm về quản lý ATTP theo đúng quy định của pháp luật. Nghiên cứu, xây dựng chương trình, đề án tổng thể bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh; đưa tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể về công tác bảo đảm ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, phân công cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị; tổ chức kiểm tra, kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ hàng năm; kịp thời xử lý dứt điểm các điểm nóng về ATTP được dư luận xã hội, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh trên địa bàn. Người đứng đầu các địa phương, đơn vị từ cấp tỉnh tới cơ sở phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong quản lý ATTP.

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP đúng quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương. Thường xuyên rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, ATTP trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg, ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh về việc thực hiện chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP các cấp, xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm các thành viên và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý, đặc biệt là trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong công tác bảo đảm ATTP.

[...]