Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 357/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2018-2021 và các năm tiếp theo do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 357/KH-UBND
Ngày ban hành 05/11/2018
Ngày có hiệu lực 05/11/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Quốc Vinh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 357/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 2018-2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Thực hiện Văn bản số 8791/VPCP-QHQT ngày 13/9/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai kết quả Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc ln thứ 18; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2018 - 2021 và các năm tiếp theo như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tnh. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đi ngoại, chủ động lng ghép nội dung hoạt động kinh tế với đối ngoại nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

- Tăng cường chỉ đạo và quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại; đồng thời xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động đối ngoại làm cơ sở cho các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác đối ngoại thống nhất, đồng bộ.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch hành động công tác đối ngoại cần bám sát các định hướng hành động công tác đối ngoại địa phương tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc của Bộ Ngoại giao và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp ca các cấp, các ngành và quần chúng Nhân dân trên địa bàn tnh; vận động, kết hợp, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động đi ngoại của tỉnh. Triển khai công tác đối ngoại một cách chủ động, tích cực, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả và tránh hình thức.

- Tăng cường hiệu quả và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược với nước ta nhằm thu hút vn, công nghệ từ bên ngoài để góp phần thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập trong các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.

II. MỤC TIÊU

Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại nhằm tạo môi trường thuận lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, quảng bá hình ảnh của Hà Tĩnh ra bạn bè thế giới; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền của Hà Tĩnh, đồng thời tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, đáp ứng xu thế hội nhập, phát triển của đất nước... tạo sức mạnh tng hp, nâng cao vị thế của tỉnh Hà Tĩnh.

III. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục quán triệt, triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động đối ngoại ở địa phương

- Thường xuyên quán triệt và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; thực hiện nghiêm túc Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Chỉ thị s38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị và các tiêu chí chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Quyết định số 339-QĐ/TU của Tỉnh ủy về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các Ban, Bộ, ngành Trung ương. Tăng cường cơ chế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình chuẩn bị nội dung, xây dựng chương trình đđảm bảo hiệu quả, thiết thực.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện từng hoạt động đối ngoại cụ th; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác đối ngoại cũng như xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm theo quy định; quản lý tốt các vấn đề có yếu tố nước ngoài trên địa bàn.

2. Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế với trọng tâm phát triển kinh tế đối ngoại

- Tiếp tục đy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 07/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 479-CTr/TU ngày 19/01/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và Kế hoạch s104/KH-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động số 479-CTr/TU; Chương trình số 274/CTr-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị. Hàng năm, xây dựng và triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Hội nhập quốc tế của tỉnh.

- Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác truyền thống với Lào và các tỉnh vùng Đông bắc Thái Lan; tiếp tục tăng cường xây dựng quan hệ hợp tác với các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Đức, Pháp, Canada, Úc, I-xra-en và một số đối tác khác; đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa tỉnh với các đối tác. Tích cực hưởng ứng và tham gia xây dựng cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.

- Tiếp tục xúc tiến thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố của các nước có nhiều điểm tương đồng với tỉnh Hà Tĩnh và có tiềm năng, thế mạnh trong việc hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Đức, Úc...

- Đẩy mạnh quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Hà Tĩnh theo hướng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào tnh. Thu hút vốn đăng ký của các dự án đầu tư không sử dụng vốn ngân sách tỉnh, chú trọng thu hút các dự án FDI, vận động nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ đa phương WB, ADB, song phương JICA, EDCF... đầu tư vào các dự án đầu tư hạ tầng đô thị (cấp thoát nước, xử lí chất thải, giao thông đô thị...), nông nghiệp và phát triển nông thôn và xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.

- Tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác đã ký kết tại các Hội nghị xúc tiến đầu tư tổ chức tại Đức, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Tích cực tham gia các diễn đàn kinh tế trong nước, khu vực và thế giới đgiới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Hà Tĩnh ra các nước. Tổ chức các chương trình làm việc giữa lãnh đạo tnh với các Đại sứ quán, các Tổ chức quốc tế tại Hà Nội cũng như mời một số Đại sứ đặc mệnh toàn quyền các nước tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh để mrộng, tăng cường hợp tác.

- Tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác vận động nguồn lực từ nguồn phi chính phủ nước ngoài đến năm 2025 và những năm tiếp theo, cần tập trung vận động NGOs vào lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp và nông thôn; kinh doanh nông nghiệp, kích cầu sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển kết cấu hạ tầng xã hội: Y tế, giáo dục đào tạo, dân số; chuyển giao khoa học kỹ thuật và tăng cường năng lực cho cộng đồng trong phát triển bền vững, đào tạo dạy nghề với các đi tác NGOs: CRS Mỹ; PED; ICCO Hà Lan, PyD, ANESVAD Tây Ban Nha; GTV Italia; ORBIS quốc tế; ITI Mỹ; MSI Anh; SODI Đức; Đông Tây hội ngộ Mỹ; Hội Chữ thập đỏ quốc tế; Tầm nhìn thế giới Mỹ; Hội VNAH & HEALTHED Mỹ; GIZ Đức; Hội tình nguyện Pháp, Bỉ và một số Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Hàng năm, giải ngân nguồn vận động viện trợ không hoàn lại đạt từ 30 đến 50 tỷ đng.

- Tăng cường công tác quản lý Hội nghị, Hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động an ninh đối ngoại trên địa bàn tỉnh.

3. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân

[...]