Kế hoạch 356/KH-UBND về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Số hiệu 356/KH-UBND
Ngày ban hành 29/01/2022
Ngày có hiệu lực 29/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Phan Trọng Tấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 356/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 29 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 08/4/2017 của Chính phủ) và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy nhanh tiến độ và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIX), nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Cải cách đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến tổ chức, cá nhân do tác động tiêu cực của đại dịch Covid - 19; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

- Kịp thời phát hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các quy định thủ tục hành chính không phù hợp, không đáp ứng được các nguyên tắc về quy định thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính. Kiến nghị các sáng kiến cải cách, phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

- Tổ chức cập nhật, đăng tải đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch các dữ liệu thủ tục hành chính và nội dung liên quan đến thủ tục hành chính đã được địa phương hóa lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, của Quốc gia và Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền liên quan; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng thời hạn, đúng pháp luật trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

- Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính và quy định hành chính được thực hiện bảo đảm đúng cách thức, quy trình, công khai, minh bạch theo quy định; các sáng kiến cải cách, phương án đơn giản hóa phải cụ thể, thiết thực, có tính khả thi và đáp ứng được mục tiêu đặt ra.

3. Phạm vi

- Các sở, ban, ngành và địa phương rà soát, đánh giá, hệ thống hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (khi có yêu cầu). Trọng tâm rà soát, đánh giá các thủ hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, quá trình đầu tư của tổ chức, cá nhân trong các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành (gồm: quy định về báo cáo; quy định về yêu cầu, điều kiện hoạt động kinh doanh; quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật).

- Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính hoặc theo thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân phát hiện thủ tục hành chính có vướng mắc, bất cập, gây cản trở hoạt động kinh doanh và đời sống của nhân dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động báo cáo UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) để tổ chức rà soát, đánh giá, nghiên cứu sáng kiến cải cách, phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính.

II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC THỰC HIỆN

1. Rà soát, hệ thống hóa Danh mục thủ tục hành chính, Dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh và Danh mục thủ tục hành chính thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp

a) Các sở, ban, ngành:

- Căn cứ các Quyết định công bố, phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, tổ chức rà soát, thống kê, hệ thống hóa đầy đủ Danh mục thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh và Danh mục thủ tục hành chính thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh rà soát, đánh giá sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính với việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và của Quốc gia, cụ thể:

+ Rà soát, đánh giá về sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính với việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng dẫn tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT- VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

+ Rà soát, đánh giá các giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đối với các thủ tục hành chính đã được xây dựng quy trình điện tử, tích hợp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh và của quốc gia.

- Tổng hợp kết quả, gửi Văn phòng UBND tỉnh để đánh giá chất lượng rà soát, đánh giá. Trên cơ sở kết quả đánh giá chất lượng của Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo, nâng cấp mức độ cung cấp, chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn với từng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh và của Quốc gia (Phụ lục I, II). Thời gian hoàn thành trước ngày 31/3/2022.

b) Văn phòng UBND tỉnh:

- Hướng dẫn, kiểm soát chất lượng rà soát, đánh giá, hệ thống hóa của các sở, ban, ngành. Chủ động nghiên cứu các giải pháp, đề xuất, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện bảo đảm nội dung triển khai có hiệu quả, hoàn thành chỉ tiêu tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, của Quốc gia theo theo yêu cầu tại các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ.

- Trên cơ sở kết quả rà soát, hệ thống hóa thủ tục hành và các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, tổ chức cập nhật, đăng tải các nội dung theo quy định tại Điều 14 và điểm b, Khoản 1, Điều 15 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công Quốc gia ban hành tại Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp với các sở, ban, ngành rà soát, đánh giá mức độ sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và của Quốc gia.

- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan cập nhật, đăng tải các nội dung theo quy định tại Điều 14 và điểm b, Khoản 1 Điều 15 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công Quốc gia ban hành tại Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

[...]