Kế hoạch 3519/KH-BNV năm 2017 tiếp tục triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2020 do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 3519/KH-BNV
Ngày ban hành 04/07/2017
Ngày có hiệu lực 04/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Lê Vĩnh Tân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3519/KH-BNV

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NỘI VỤ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Triển khai thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, ngày 05 tháng 10 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1758/QĐ-BNV phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch). Qua 05 năm triển khai Quy hoạch, công tác phát triển nhân lực ngành Nội vụ đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chú trọng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nội vụ trong giai đoạn vừa qua.

Để tiếp tục triển khai Quyết định số 1758/QĐ-BNV bảo đảm đạt được mục tiêu đã đề ra phù hợp với tình hình hiện nay, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2017 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ; trong đó chú trọng giải quyết những vướng mắc, bất cập của giai đoạn trước; đồng thời lồng ghép các nội dung của Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ với quy hoạch phát triển nhân lực của từng bộ, ngành, địa phương cho phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn mới.

b) Định hướng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển nhân lực ngành Nội vụ đến năm 2020.

2. Yêu cầu

a) Tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm cơ cấu, trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Nội vụ trong giai đoạn hiện nay.

b) Phát triển nguồn nhân lực ngành Nội vụ cần gắn với việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý, bảo đảm cân đối về trình độ và các ngạch công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm.

2. Điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2017 - 2020 phù hợp với yêu cầu tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

3. Rà soát trình độ đào tạo, năng lực của công chức, viên chức ngành Nội vụ để có kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ.

4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Ngành; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Ngành nhằm bổ sung, nâng cao năng lực, kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ.

5. Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thu hút, bổ sung nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao làm việc trong Ngành.

6. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch gắn với thực hiện Đề án đầy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nội vụ.

III. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Bộ Nội vụ

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành rà soát cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ; xây dựng kế hoạch tổng thể sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Ngành phù hợp với mục tiêu phát triển nhân lực tại Quy hoạch.

b) Rà soát, hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành Nội vụ để đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, đúng quy định, đúng đối tượng, theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của cơ quan, tổ chức và người học, tránh lãng phí, hình thức. Tăng cường các hoạt động hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Ngành.

c) Nghiên cứu xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành phù hợp với đặc thù và yêu cầu về chuyên môn của ngành Nội vụ; hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành Nội vụ để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực của Ngành; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng để tăng cường đối tượng tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành Nội vụ.

d) Thực hiện tốt việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo của Ngành, tạo điều kiện mở rộng quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo, mở rộng các chuyên ngành đào tạo liên quan đến các lĩnh vực của ngành Nội vụ.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch tại các bộ, ngành, địa phương; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch giai đoạn đến năm 2020.

e) Triển khai hoạt động hợp tác quốc tế để đào tạo công chức, viên chức chuyên nghiệp, chuyên gia trình độ cao; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho công chức lãnh đạo, quản lý của ngành Nội vụ.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

[...]