Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2011 thực hiện Quyết định 818/QĐ-TTg phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 35/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2011
Ngày có hiệu lực 13/05/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 05 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 818/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ GIAI ĐOẠN 2010-2020

Thực hiện Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế.

- Phát huy các giá trị quý giá của di sản văn hóa cố đô Huế, bao gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiên trong việc giáo dục giữ gìn truyền thng, bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Lập quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo hệ thống các di tích cố đô Huế, nhằm phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng, tạo sự hấp dẫn cho khách thăm quan du lịch.

- Trùng tu tôn tạo và phục hồi những công trình di tích có giá trị tiêu biểu. Về cơ bn, đến năm 2020 phục hồi hoàn nguyên toàn khu vực Đại Nội theo kiến trúc Hoàng Thành trước kia.

- Ci thiện, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên khu vực Kinh Thành, các Lăng tẩm và các công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế.

- Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng những điểm di tích.

- Di di giải tỏa các hộ dân ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích.

- Nghiên cứu phục hồi và phát huy giá trị văn hóa phi vật th.

- Tổ chức bảo tồn các ngành nghề truyền thống, phục chế các loại vật liệu truyền thống và bồi dưỡng đào tạo lực lượng nghệ nhân đang có nguy cơ tht truyền nhằm phục vụ tốt cho công cuộc bảo tồn giá trị di sn văn hóa Huế.

2. Yêu cầu:

a) Tuân thủ các quy tc, quy định của pháp luật hiện hành và công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa trong việc trin khai công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Huế theo Đề án được duyệt,

b) Tạo sự đồng lòng, nhất trí của nhân dân trong công tác bo tồn; phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Huế.

c) Các đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc các nội dung theo Đề được phê duyệt.

II. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Giai đoạn I (từ năm 2010 đến năm 2012):

a) Lập hồ sơ của tất cả những di tích hiện tồn và đã mất, dữ liệu hóa toàn bộ hệ thống tư liệu;

b) Hoàn tất việc cắm mốc khoanh vùng bảo vệ các di tích, tổng kiểm kê số hộ dân hiện đang ở trong khu vực I và thực hiện giải pháp dãn dân, di dân ra khỏi các khu vực trọng điểm;

c) Bảo quản tất cả các di tích bị xuống cấp;

d) Tiếp tục hoàn thành việc tu bổ các công trình đang dở dang;

e) Thực hiện phục hồi các điện trong Tử Cấm Thành theo thứ tự ưu tiên khi có đầy đủ tư liệu và cơ sở khoa học cần thiết, các công trình kiến trúc tại Đại Nội và các lăng vua còn lại, các công trình có liên quan đến kiến trúc cung đình và các công trình kiến trúc gắn liền với quá trình hình thành phát triển đô thị của Cố đô Huế;

g) Cải thiện, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Đại Nội, các lăng vua chúa và các điểm di tích khác;

[...]