Quyết định 1057/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 1057/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/06/2015
Ngày có hiệu lực 09/06/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1057/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020;

Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cố đô Huế;

Thực hiện Quyết định số 35.COM/7B của Ủy ban Di sản Thế giới về việc lập Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế;

Xét đề nghị của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến 2030 với một số nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu trong Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020.

b) Bảo vệ di sản trước những yếu tố tác động nảy sinh từ quá trình phát triển, sức ép môi trường, thảm họa thiên nhiên, hoạt động du lịch, dân cư sống trong khu vực di sản có khả năng làm ảnh hưởng hưởng tới việc bảo vệ trong dài hạn tính toàn vẹn, tính xác thực, cùng các thuộc tính quan trọng tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế.

c) Xác lập cơ sở pháp lý và các điều khoản luật pháp chủ yếu áp dụng trong việc quản lý, bảo vệ Quần thể Di tích Cố đô Huế.

d) Bảo tồn, tôn tạo và chuyển giao nguyên vẹn giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế cho các thế hệ tương lai theo tinh thần Công ước Di sản Thế giới.

đ) Đề ra các mục tiêu, chính sách với định hướng trong dài hạn đến năm 2030 nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, phù hợp với đặc thù của Quần thể Di tích Cố đô Huế.

e) Xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư, thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu cầu về huy động vốn, đảm bảo các mục tiêu và tiến độ đề ra.

2. Kế hoạch triển khai

a) Giai đoạn 2015 - 2020: tập trung triển khai 05 nhóm giải pháp chính sau:

- Nhóm giải pháp bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích:

+ Nghiên cứu lập hồ sơ bảo tồn, tu bổ và phục hồi tôn tạo các hạng mục trong Đại Nội và các điểm di tích khác thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

+ Triển khai thực hiện theo thứ tự ưu tiên các công trình có đầy đủ cơ sở khoa học để tiến hành tu bổ phục hồi.

+ Thám sát khảo cổ học, lập hồ sơ di tích, bảo tồn nền móng và dựng bia biển để giới thiệu đối với các công trình đã bị mất hoặc chỉ còn lại vết tích.

+ Tu bổ và phát huy giá trị di tích Trấn Bình Đài, Trấn Hải Thành, điện Huệ Nam, Hải Vân Quan...

- Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

+ Triển khai việc thành lập và phục hồi Thư viện Hoàng Cung trở thành điểm lưu trữ thông tin tư liệu quý hiếm của Quần thể Di tích Cố đô Huế.

+ Thành lập Trung tâm nghiên cứu bảo quản, phục chế di tích, di vật nhằm hồi sinh các di tích, di vật, cổ vật và triển khai các bảng biển giới thiệu, tờ gấp quảng bá các giá trị phi vật thể của di tích.

+ Nghiên cứu phục chế các nhạc cụ và trang phục cho nhạc công và ca công của dàn Nhã nhạc Cung đình Huế.

[...]