Kế hoạch 35/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 2/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 do tỉnh Hưng Yên ban hành

Số hiệu 35/KH-UBND
Ngày ban hành 03/03/2022
Ngày có hiệu lực 03/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Văn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 03 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 10/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2022

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 (sau đây viết tắt là Nghị quyết 02/NQ-CP) gắn với tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và các chỉ số về chất lượng điều hành gắn với thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 02/NQ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

b) Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng công khai, minh bạch, thông thoáng; cung cấp các dịch vụ công thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích các sáng kiến nhằm rút ngắn quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo động lực mạnh mẽ thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.

c) Nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; phấn đấu cải thiện điểm số của từng chỉ số thành phần, nâng dần vị trí xếp hạng PCI của tỉnh mỗi năm tăng từ 2 đến 5 bậc.

d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên cả ba lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của Nghị quyết 02/NQ-CP và Kế hoạch này đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng, tạo sự thống nhất cao trong việc triển khai thực hiện.

b) Phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và người đứng đầu để tập trung tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời phải gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới để đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn; đề cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, gắn trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu để mọi nhiệm vụ được thực hiện đảm bảo trách nhiệm, hiệu quả cao nhất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển toàn diện, bền vững.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.

1. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các sở, ban, ngành được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần (Phụ lục I).

Giao các sở, ban, ngành làm đầu mối chủ trì theo dõi, tham mưu triển khai, báo cáo tình hình thực hiện theo hướng; dẫn của các Bộ, ngành trung ương đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm:

a) Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các sở, ban, ngành liên quan; kịp thời đề xuất, báo cáo UBND tỉnh để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng chế độ báo cáo, theo dõi tình hình, kết quả cải thiện đối với bộ chỉ số, chỉ số được phân công.

2. Cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh

Các sở, ban, ngành nghiêm túc triển khai có hiệu quả Đề án thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện an toàn trước đại dịch COVID-19, tạo đột phá, động lực và thiết thực trong cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo hướng bền vững; căn cứ hướng dẫn từng chỉ tiêu được giao theo Bộ, ngành dọc Trung ương, cụ thể hóa những mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 02 của Chính phủ gắn với việc đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý, điều hành; Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện, thông thoáng và minh bạch; tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, cụ thể:

a) Khởi sự kinh doanh: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:

+ Tiếp tục rà soát các quy định hành chính, điều kiện đầu tư, kinh doanh để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức để người dân và doanh nghiệp quan tâm, thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% tổng số hồ sơ nộp qua mạng điện tử. Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 02 ngày làm việc. Phấn đấu 100% hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn.

+ Thời gian thực hiện: thường xuyên.

b) Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội

- Cục Thuế tỉnh: tiếp tục đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến; thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp về nộp thuế nhanh chóng và thuận lợi nhất. Phấn đấu 100% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử. Duy trì 100% hoàn thuế điện tử.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh: Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng dịch vụ trực tuyến; thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp về nộp bảo hiểm xã hội nhanh chóng và thuận lợi nhất.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên.

c) Cấp Giấy phép xây dựng và thủ tục liên quan.

[...]